25/05/2018, 16:26

Thời hạn nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Doanh nghiệp chậm nộp bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt chậm nộp và tính lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật. Để tránh bị phạt, doanh nghiệp cần phải biết thời hạn nộp các loại bảo hiểm. Kế toán Centax xin chia sẻ thời hạn nộp các loại bảo hiểm ở bài viết dưới đây. Quyết định 1111/QĐ-BHXH ...

Doanh nghiệp chậm nộp bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt chậm nộp và tính lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật. Để tránh bị phạt, doanh nghiệp cần phải biết thời hạn nộp các loại bảo hiểm. Kế toán Centax xin chia sẻ thời hạn nộp các loại bảo hiểm ở bài viết dưới đây.

Quyết định 1111/QĐ-BHXH tại Điều 7 quy định về phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm như sau:

1. Đóng hàng tháng

  • Thời hạn đóng bảo hiểm bắt buộc hàng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
  • Doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần (một năm 02 lần)

  • Đối tượng đóng: Đơn vị là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH
  • Thời hạn đóng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
  • Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động sử dụng dưới 10 lao động, có thê đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng cua kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH

3. Nơi đóng bảo hiểm

 Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

Chú ý:

Quyết định 1111/QĐ-BHXH tại Điều 56 quy định về tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:

“1. Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:

a) Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.

b) Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.”

 Theo quy định trên nếu doanh nghiệp đóng bảo hiểm chậm so với thời gian quy định từ 30 ngày trở lên, thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải đóng số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của từng loại bảo hiểm. Mời bạn tham khảo các  bài viết sau:

Lãi suất và cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Quy định về chậm nộp đóng bảo hiểm bắt buộc

Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm

0