25/05/2018, 16:25

Từ năm 2015: Khám chữa bệnh ngoại trú trái tuyến không được hưởng bảo hiểm y tế

Trường hợp khẩn cấp, người lao động tham gia bảo hiểm y tế có thể đi khám bệnh không đúng tuyến, hoặc vượt tuyến. Khi đó, quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh của người lao động được quy định như thế nào? Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn mức hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp ...

Từ năm 2015: Khám chữa bệnh ngoại trú vượt tuyến không được hưởng bảo hiểm y tế - ảnh chính

Trường hợp khẩn cấp, người lao động tham gia bảo hiểm y tế có thể đi khám bệnh không đúng tuyến, hoặc vượt tuyến. Khi đó, quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh của người lao động được quy định như thế nào? Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn mức hưởng bảo hiểm y tế trong  trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến ở bài viết dưới đây.

Khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, người lao động phải đăng ký Bệnh viện mình sẽ khám chữa bệnh theo sổ bảo hiểm y tế. Người lao động sẽ khám chữa bệnh ở bệnh viện mình đăng ký. Đó là bệnh viện- tuyến khám chữa bệnh của họ

Tại Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến như sau:

“ 3.Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Theo quy định trên thì mức hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp khám chữa bệnh khác tuyến như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Luật BHYT sửa đổi chỉ đề cập đến mức hưởng BHYT vượt tuyến đối với trường hợp điều trị nội trú. Như vậy, trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến sẽ không được hưởng BHYT.

Mời bạn tham khảo các bài viết có liên quan

0