25/05/2018, 16:25

Sơ đồ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Để thuận tiện cho việc ghi nhớ và tóm lược các nghiệp vụ phát sinh liên quan. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn sơ đồ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này. Để các bạn tự tin khi làm kế toán kho tại doanh nghiệp,hãy tham gia ngay khoá học thực hành kế toán ...

 - ảnh chính

Để thuận tiện cho việc ghi nhớ và tóm lược các nghiệp vụ phát sinh liên quan. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn sơ đồ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này.

Để các bạn tự tin khi làm kế toán kho tại doanh nghiệp,hãy tham gia ngay khoá học thực hành kế toán tổng hợp tại Centax, các bạn tham gia khoá học sẽ được đội ngũ kế toán Centax với nhiều năm kinh nghiệm, hướng dẫn tận tình, chu đáo, chi phí cho khoá học rất thấp. Chi tiết khoá học mời các bạn tham khảo>>>TẠI ĐÂY

Tại Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

– Hàng mua đang đi trên đường;

– Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
– Sản phẩm dở dang;
– Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
– Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

1. Sơ đồ kế toán hàng mua đang đi đường 

Tại Điều 24 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì TK 151 – Hàng mua đang đi đường, tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới hàng mua đang đi đường được tóm tắt bằng sơ đồ sau

 - ảnh 1

 - ảnh 2

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung nghiệp vụ và cách hạch toán mới bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán hàng mua đang đi đường – TK 151

2. Sơ đồ kế toán nguyên liệu, vật liệu

Tại Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu, tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu phản ánh tình hình biến động tăng giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp được tóm tắt ở sơ đồ sau:

  -ảnh 3

Đối với trường hơp kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ tương tự đối với kế toán hàng mua đang đi đường theo phương pháp kiểm kê định kỳ đã trình bày ở trên. Theo phương pháp này thì chỉ sử dụng tài khoản 152 khi thực hiện kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ của nguyên vật liệu, phát sinh trong kỳ thì sử dụng tài khoản 611.

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán nguyên liệu, vật liệu – TK 152

3. Sơ đồ kế toán công cụ, dụng cụ

Tại Điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ, tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu.

Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ, có 4 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1531 – Công cụ, dụng cụ;
– Tài khoản 1532 – Bao bì luân chuyển;
– Tài khoản 1533 – Đồ dùng cho thuê;
– Tài khoản 1534 – Thiết bị, phụ tùng thay thế

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ được tóm tắt ở sơ đồ sau:

 - ảnh 4

 - ảnh 4

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán công cụ, dụng cụ – TK 153

4. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Tại Điều 27 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì: Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được tóm tắt ở sơ đồ sau:

 - ảnh 5

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang – TK 154

5. Sơ đồ kế toán thành phẩm

Tại Điều 28 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 155 – Thành phẩm, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.

Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ).

Tài khoản 155 – Thành phẩm, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1551 – Thành phẩm nhập kho
– Tài khoản 1557 – Thành phẩm bất động sản

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới thành phẩm được tóm tắt ở sơ đồ sau:

 - ảnh 6

 - ảnh 7

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán thành phẩm – TK 155

6. Sơ đồ kế toán hàng hóa

Tại Điều 29 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 156 – Hàng hóa, tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”.

Trong giao dịch xuất nhập – khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ). Mua, bán hàng hóa liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Tài khoản 156 – Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1561 – Giá mua hàng hóa
– Tài khoản 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa
– Tài khoản 1567 – Hàng hóa bất động sản

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới hàng hóa được tóm tắt ở sơ đồ sau:

 - ảnh 8 Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán TK 156 – Hàng hóa

7. Sơ đồ kế toán hàng gửi đi bán 

Tại Điều 30 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán, Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới hàng gửi đi bán được tóm tắt ở sơ đồ sau:

 - ảnh 9

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán TK 157 – Hàng gửi đi bán

8. Sơ đồ kế toán hàng hóa kho bảo thuế

Tại Điều 31 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế, Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm và số hiện có của hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế. Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác.

Một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan tới hàng hóa kho bảo thuế được tóm tắt ở sơ đồ sau:

 - ảnh 10

Để hiểu rõ hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán TK 158 – Hàng hóa kho bảo thuế

Mời bạn đọc xem thêm:

Sơ đồ kế toán tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2012/TT-BTC

Sơ đồ kế toán tài sản cố định vô hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0