25/05/2018, 16:25

Chế độ thai sản hưởng bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhân con nuôi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội và thỏa mãn các điều kiện của Luật BHXH. Quy định của luật BHXH về điều kiện, thời gian hưởng và mức hưởng chế độ thai sản như thế nào? Kế toán Centax mời bạn đọc ...

 - ảnh chính

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhân con nuôi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội và thỏa mãn các điều kiện của Luật BHXH.  Quy định của luật BHXH về điều kiện, thời gian hưởng và mức hưởng chế độ thai sản như thế nào? Kế toán Centax mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Tại điều 28, Mục 2 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản
  • Người lao động nhân nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi

Người lao động nữ sinh con và người lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Chú ý:

a) Kể từ ngày 01/01/2016, theo quy định tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số nội dung như sau:

Sửa đổi từ điều kiện nhận con nuôi dưới 04 tháng tuổi thành nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi

Bổ sung 02 trường hợp hưởng chế độ thai sản đó là:

  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

b) Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai, người mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhân nuôi con.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản

2.1. Khi khám thai

Tại Điều 29 của Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

  • Được hưởng tối đa 5 lần khám trong một thai kỳ
  • Mỗi lần khám: Nghỉ 01 ngày hoặc 02 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa ( tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp)

2.2. Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu

Tại Điều 30 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu như sau:

  • Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng
  • Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
  • Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng
  • Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng

(Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tại quy định này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

2.3. Khi nhận con nuôi

Tại Điều 33 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:

“Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi”.  

(Từ 01/01/2016 thay vì giới hạn con nuôi dưới 04 tháng tuổi quy định trên được sửa đổi thành con nuôi dưới 06 tháng tuổi theo quy định tại Luật BHXH số 58/2014/QH13)

2.4. Thực hiện các biện pháp tránh thai

Tại điều 33 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ khi dùng biện pháp tránh thai như sau:

– Đặt vòng: nghỉ 7 ngày.

– Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.

(Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tại quy định này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

2.5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con và dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sinh con được quy định tại Điều 31, Điều 36, Điều 37 Luật BHXH số 71/2006/QH11 và sửa đổi bổ sung, cập nhất mới nhất tại Điều 34, Điều 35, Điều 40, Điều 41 Luật BHXH số 58/2014/QH13.

Mời bạn đọc theo dõi sự thay đổi mới nhất qua bảng so sánh dưới đây:

 

3. Mức hưởng chế độ thai sản trợ cấp một lần khi sinh con

Để biết chi tiết về mức hưởng và các trợ cấp được hưởng theo chế độ thai sản, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết:

Mức hưởng chế độ thai sản, trợ cấp một lần theo luật BHXH

4. Hồ sơ thủ tục giải quyết hưởng chế độ thai sản

Sau khi đã thỏa mãn các điều kiện để được hưởng chế độ thai sản, người lao động và người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì nộp lên cơ quan bảo hiểm để được xét duyệt và chi trả. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết tại bài viết:

Hồ sơ thủ tục giải quyết hưởng chế độ thai sản

0