25/05/2018, 16:25

Mức hưởng chế độ ốm đau theo luật bảo hiểm xã hội

Theo luật BHXH quy định về mức hưởng trợ cấp khi ốm đau hoặc nghỉ chăm sóc con ốm đau như thế nào? Kế toán Centax xin được giới thiệu trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 1. Mức hưởng chế độ ốm đâu đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân, sĩ quan, ...

  - ảnh chính

Theo luật BHXH quy định về mức hưởng trợ cấp khi ốm đau hoặc nghỉ chăm sóc con ốm đau như thế nào? Kế toán Centax xin được giới thiệu trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

1. Mức hưởng chế độ ốm đâu đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Tại Khoản 3 Điều 25 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định mức hưởng chế độ trong trường hợp này bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với các đối tượng khác

Căn cứ Điểm a,b,c Khoản 1, Điều 2 và Điều 24  Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về các trường hợp còn lại hưởng chế độ ốm đau như sau:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
  • Người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm.

2.1. Các đối tượng trên không phải mắc bệnh chữa trị dài ngày và người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau

Tại Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp nghỉ ốm ở tháng đầu tiên tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.

Tại Điều 1, Mục B Thông tư 03/2007/TT-BLTBXH quy định cách tính mức hưởng chế độ ốm đau như sau:

 - ảnh 1

Chú ý:

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần

2.2. Khi người lao động mặc bệnh cần chữa trị dài ngày

Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật BHXH số 71/2006/QH11 và Tại Điều 2, Mục B Thông tư 03/2007/TT-BLTBXH quy định cách tính mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này như sau:

 - ảnh 2

Trong đó: Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:

  • Bằng 75% nếu người lao động nghỉ tối đa là 180 ngày trong năm
  • Bằng 65% đối với trường hợp nghỉ từ ngày 181 trở đi và người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
  • Bằng 55% đối với trường hợp nghỉ từ ngày 181 trở đi và người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Bằng 45% đối với trường hợp nghỉ từ ngày 181 trở đi và người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. ( Từ ngày 01/01/2016 tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này là 50%)

Lưu ý:

  • Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
  • Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

Để biết về các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, mời bạn đọc theo dõi chi tiết tại bài viết:

Quy định của luật BHXH về chế độ ốm đau

3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Tại điều 26 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về dưỡng sức, phục như hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:

a. Điều kiện

Nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe người lao động còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày trong một năm (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

b. Mức hưởng

  • Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình;
  • Mức hưởng bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Để biết chi tiết về các đối tượng, điều kiện và thời gian hưởng chế độ ốm đau, mời bạn đọc theo dõi bài viết:

Quy định của Luật BHXH về chế độ ốm đau

Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo luật BHXH

 

 

 

 

0