14/07/2017, 11:35

“Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?

“Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua một số bài thơ đã học trong sách ngữ văn 12 nâng cao, tập một Trong toàn thể văn học, thơ là một trong ba thể loại lớn trong một ...

“Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua một số bài thơ đã học trong sách ngữ văn 12 nâng cao, tập một Trong toàn thể văn học, thơ là một trong ba thể loại lớn trong một chỉnh thể văn học. Nếu truyện ngắn là câu chuyện, phản ánh hiện thực khách quan, kịch là những màn đối thoại về nhân tình thế thái thì thơ là tiếng nói của cảm xúc tâm ...

“Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua một số bài thơ đã học trong sách ngữ văn 12 nâng cao, tập một

Trong toàn thể văn học, thơ là một trong ba thể loại lớn trong một chỉnh thể văn học. Nếu truyện ngắn là câu chuyện, phản ánh hiện thực khách quan, kịch là những màn đối thoại về nhân tình thế thái thì thơ là tiếng nói của cảm xúc tâm hồn. Bàn về thơ Sóng Hồng từng nhận định rằng: “Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”.

Theo lẽ thường, thơ là tiếng nói của cảm xúc, nó được viết thành các khổ, các đoạn. Một bài thơ có thể một khổ hay nhiều khổ. Có rất nhiều thể thơ khác nhau, nói đến thơ là nói đến vần luật. Thế nhưng thơ lại cũng chính là họa mà cũng chính là nhạc, thậm chí còn chạm khắc nữa. Qua câu nói của Trường Chinh ta có thể thấy thơ không chỉ là thơ mà trong thơ người ta còn thấy cả họa, nhạc và chạm khắc.

Trước hết, trong thơ có họa. Bằng những sự hiệp vần của con chữ, người nhà thơ trở thành một người nghệ sĩ tài ba, có sức mạnh điều khiển con chữ của mình, ghép từ thành câu ghép câu thành khổ, ghép khổ thành một bài thơ hoàn chỉnh. Trong bài thơ ấy, tác giả dùng quyền năng của mình điều khiển con chữ tạo thành một bức họa đẹp, tươi vui hoặc buồn man mác, bi tráng hoặc hồ hởi hào hùng. Nhà thơ không cầm bút để vẽ lên bức tranh lên trang giấy mà dùng con chữ vẽ lên bức tranh trong tâm trí người đọc. Bức tranh ấy được liên tưởng trong não bộ mà không phải sao chụp qua cơ quan thị giác nữa. Nhà thơ Quang Dũng đã vẽ lên bức tranh Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

hay Tố Hữu cũng tạo nên một bức tranh thiên nhiên cô cùng hữu tình của thiên nhiên và con người Việt Bắc:

THO

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

….

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Không những vậy, cả Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi đều dùng câu chữ để vẽ lên cho chúng ta thấy một đất nước Việt Nam với sự tự hào về chủ quyền và truyền thống dân tộc.

Không chỉ có họa mà trong thơ còn có nhạc, nhạc điệu trong thơ chính là giọng điệu thơ, nhịp thơ. Nếu Tây Tiến mang đến cho chúng ta một bản nhạc bi tráng nhưng hào hùng, lúc vui tươi khi lại hóm hỉnh, lúc quyến luyến khi chia xa, Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm góp một bản nhạc trữ tình, nhẹ nhàng nhưng chứa đầy triết lý thì Việt Bắc là một bản nhạc thiết tha tình quân dân keo sơn bền vừng, có lúc lại hồ hởi, hào hùng trong trận đánh, tươi vui, phấn khởi trong chiến thắng và niềm tin về Đảng và cụ Hồ. Nguyễn Đình Thi cũng mang đến một bản nhạc bằng thơ thể hiện sự căm hờn và giận dữ của nhân dân ta trước tội ác của thực dân Pháp. Chế Lan Viên sáng tác một bản tình cảm với nhân dân, với đồng chí anh em, thể hiện sự hân hoan khi miền Bắc đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa.

Thơ còn là chạm khắc theo cách riêng, ta có thể dễ thấy điều đó qua Tây Tiến của Quang Dũng. Bài thơ ấy đặc biệt là khổ miêu tả nét đẹp ngoại hình và tâm hồn của chiến binh Tây Tiến đã khắc họa lên bức chân dung của người lính gốc Hà Thành tuy ốm nhưng không hề yếu, chiến đấu trong hoàn cảnh đầy gian nan nhưng tâm hồn lúc nào cũng tươi trẻ và yêu đời:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Hay Nguyễn Khoa Điềm cũng chạm khắc nên hình hài đất nước Việt Nam trên ba phương diện văn hóa, lịch sử, đia lý. Hình ảnh đất nước cứ như thế đi vào trong tiềm thức của con người Việt một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng nhất. Bài thơ như một lời ru ngọt ngào của bà của mẹ.

Nói tóm lại, ý kiến của thi sĩ Trường Chinh là ý kiến chính xác. Thơ không chỉ đơn thuần là thơ mà trong thơ người nghệ sĩ còn vẽ lên được những bức tranh muôn màu muôn trạng, cất lên những bản nhạc muôn điệu muôn lời và chạm khắc những bức tượng nổi bật đường nét.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

THO LA THO, HOA LA HOA

THƠ LÀ THƠ, HOA LÀ HOA

EM HIEU NHU THE NAO LA THO LA THO, HOA LA HOA

EM HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ THƠ LÀ THƠ, HOA LÀ HOA

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0