Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, trời xanh…) trong bài thơ Viếng lăng Bác
Đề bài: Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, trời xanh…) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ Bác Hồ luôn sống mãi trong trái tim con người Việt Nam, Người không chỉ cứu cả dân tộc ...
Đề bài: Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, trời xanh…) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ Bác Hồ luôn sống mãi trong trái tim con người Việt Nam, Người không chỉ cứu cả dân tộc Việt Nam qua biển lửa nô lệ mà còn trao cho nhân dân ta, dạy nhân dân ta những tình cảm đáng quý. Nhà thơ Viễn Phương trong một lần thăm Bác đã viết bài thơ Viếng lăng Bác ...
Đề bài: Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, trời xanh…) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ
Bác Hồ luôn sống mãi trong trái tim con người Việt Nam, Người không chỉ cứu cả dân tộc Việt Nam qua biển lửa nô lệ mà còn trao cho nhân dân ta, dạy nhân dân ta những tình cảm đáng quý. Nhà thơ Viễn Phương trong một lần thăm Bác đã viết bài thơ Viếng lăng Bác để thể hiện tấm lòng kính trọng quý mến của mình. Đặc biệt trong bài thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ thể hiện được tình cảm và cảm xúc của nhà thơ nói riêng và của mọi người nói chung đối với Bác Hồ.
Mở đầu bài thơ nhà thơ giới thiệu hoàn cảnh ra thăm lăng của mình và xuất hiện hình ảnh ẩn dụ “hàng tre xanh xanh Việt Nam”:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng
Hàng tre tượng trưng cho con người Việt Nam, dẫu có trải qua bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu giông tố cuộc đời thì vẫn đứng hiên ngang thẳng hàng. Nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Khung cảnh ngoài lăng là những hình ảnh cây tre Việt Nam thẳng hàng, cao vút.
Nhà thơ bước vào lăng Bác với một tấm lòng thành kính, nhìn hiện tượng của thiên nhiên và ngẫm về Bác. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai trong đoạn là hình ảnh biểu trưng cho Bác Hồ của chúng ta:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Mặt trời của thiên nhiên ngày ngày sáng rõ cả nhân gian thì trong lăng cũng có mặt trời ngày ngày rực đỏ. Đối với dân tộc Việt Nam Bác Hồ giống như là một mặt trời mang ánh sáng cho dân tộc Việt Nam, xua tan đi bóng đen nô lệ. Ngày ngày những dòng người đến thăm lăng Bác với nỗi niềm thương nhớ, dòng người ấy kết thành tràng hoa lớn dâng tặng bác “bảy chín mùa xuân”.
Khi được nhìn thấy Bác thì cảm xúc nhà thơ như vỡ òa, thổn thức. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, bác như một ánh trăng dịu hiền:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Hình ảnh “trời xanh” biểu tượng cho nền hòa bình của đất nước, “vầng trăng sáng dịu hiền” là Bác. Ngắm Bác ngủ bình yên nhưng tác giả vẫn nhói tim khi không còn Bác nữa.
Trước tình cảm dạt dào của mình, nhà thơ thể hiện ước nguyện của mình để ở bên Bác mãi mãi. Nhà thơ muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, làm đóa hoa tỏa hương thơm ngát và cây tre trung hiếu:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…
Có thể nói những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ đã làm tăng lên sự diễn đạt trong tình cảm của nhà thơ dành cho Bác. Những câu thơ ấy cho đến nay vẫn còn vang vọng mãi, hình ảnh Bác Hồ như một mặt trời của dân tộc Việt Nam.
TỪ KHOA TÌM KIẾM
HINH ANH AN DU
VIENG LANG BAC
HINH ANH AN DU TRONG VIENG LANG BAC