25/05/2018, 17:48
Thị trường báo chí truyền thông Việt Nam:thực trạng và xu hướng phát triển
Xã hội thông tin Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế truyền thông. Nền kinh tế truyền thông Việt Nam trong giai đoạn gần đây có những biến đổi mang tính gốc rễ, bao gồm cả chủ sở hữu, công chúng truyền thông, phân khúc thị trường và phương thức tổ ...
Xã hội thông tin Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế truyền thông. Nền kinh tế truyền thông Việt Nam trong giai đoạn gần đây có những biến đổi mang tính gốc rễ, bao gồm cả chủ sở hữu, công chúng truyền thông, phân khúc thị trường và phương thức tổ chức các hoạt động kinh tế truyền thông. Nghiên cứu này hệ thống hoá lý thuyết về kinh tế báo chí truyền thông trong xã hội thông tin Việt Nam, mô tả và phân tích thực trạng, dự báo xu hướng phát triển thị trường truyền thông Việt Nam.
Từ khoá: thị trường truyền thông, kinh tế báo chí, xã hội thông tin, media market, media economics, information society.
- Xã hội thông tin Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế truyền thông và thị trường truyền thông
(1). Phát triển kinh tế truyền thông trong xã hội thông tin
Ngay từ năm 1999, trong ghiên cứu Xã hội thông tin, việc làm và thế hệ của các hình thức mới (Information Society, Work and the Generation of New Forms of Social Exclusion (SOWING)), G. Shcienstock [2] đã chỉ ra 6 góc nghiên cứu khái niệm xã hội thông tin: như là một nền kinh tế thông tin; như thời xã hội hậu công nghiệp; như sự kết thúc của xã hội Lao động công nghiệp; như một xã hội tri thức; như một xã hội công nghiệp thông tin; như là một xã hội học tập. Frank Webster (1995, 2006) khẳng định: Giá trị kinh tế và sự phát triển kinh tế báo chí - truyền thông (economic value)” là một trong 5 chiều nội dung của xã hội thông tin, bên cạnh Cách mạng công nghệ và khuyếch tán của công nghệ trong nền báo chí - truyền thông (technological innovation and diffusion), Sự biến đổi nghề nghiệp, đặc biệt là các nghề nghiệp trong lĩnh vực thông tin - truyền thông (occupational change), Các dòng chảy thông tin (information flows) và Các dấu hiệu của sự mở rộng (expansion of symbols and signs).[1]
(2) Các yếu tố của thị trường truyền thông Việt Nam
Thị trường là khái niệm được nhìn nhận như là sự tổng hợp các mối quan hệ kinh tế xã hội trong lĩnh vực trao đổi và bán hàng hoá/ dịch vụ. Thị trường truyền thông là không gian công cộng, nơi các cơ quan báo chí và các doanh nghiệp truyền thông (các nhà sản xuất) trong mối quan hệ với các nhóm công chúng (khách hàng) nhằm trao đổi, kinh doanh các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của họ. 3 yếu tố căn cốt của thị trường truyền thông là: Nhà sản xuất, Hàng hoá/ dịch vụ truyền thông và Công chúng/ Khách hàng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau (Mô hình 1). Mục đích của xác định thị trường là xác định các sản phẩm, dịch vụ, nhà sản xuất và năng lực cạnh tranh hiệu quả và năng lực đối mặt với những áp lực cạnh tranh “ (the Europe Economics, European Commission, 2002, p 2).
Mô hình 1: Các yếu tố căn bản của thị trường truyền thông
Nhà sản xuất: Trong thị trường báo chí truyền thông Việt Nam, nhà sản xuất chủ yếu là các cơ quan báo chí (sản xuất các sản phẩm báo chí) và các doanh nghiệp truyền thông (liên danh, liên kết với các cơ quan báo chí sản xuất các sản phẩm báo chí, sản xuất phim truyền hình, sách, các sản phẩm công nghệ truyền thông, ý tưởng và format truyền hình, kinh doanh thương mại điện tử, quảng cáo, các dịch vụ giá trị gia tăng....). Các nhà sản xuất truyền thông khác biệt nhau bởi quy trình sản xuất hàng hoá/ dịch vụ, phương thức sản xuất, kinh doanh, hình thức sở hữu và quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh.
Hàng hoá/ dịch vụ báo chí truyền thông: Sản phẩm bán ra trong thị trường truyền thông bao gồm hàng hoá (sản phẩm báo chí, truyền thông được đóng gói hoàn chỉnh, chẳng hạn như một kênh truyền hình với từng chương trình phát sóng mỗi ngày theo khung thời gian cụ thể) và các dịch vụ kinh doanh đi kèm sản phẩm đó hoặc liên quan đến nó (chẳng hạn chương trình thời sự 19.00h của VTV với lượng rating lớn nhất trong các chương trình truyền hình ở Việt Nam khiến tăng giá thành dịch vụ quảng cáo trước và sau chương trình này).
Khách hàng – Công chúng truyền thông (audience): là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ truyền thông. Công chúng Việt Nam có sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng tiếp cận, mua sản phẩm, sử dụng các dịch vụ truyền thông. Thị trường truyền thông của quốc gia này với quốc gia kia, địa phương này với địa phương khác có sự khác biệt trong phân khúc công chúng, cả chiều nhân khẩu học, địa lý, tâm lý... Điều này có ý nghĩa lớn trong mối quan hệ cung cầu của thị trường báo chí truyền thông.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường truyền thông ở Việt Nam chịu sự tác động của 3 yếu chính, bao gồm:
+ Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ngành truyền thông
+ Môi trường pháp lý về quản lý, kinh doanh báo chí truyền thông
+ Quan hệ cung cầu và đặc thù công chúng truyền thông ở quốc gia, vùng miền, địa phương
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và đa dạng hoá phương thức quản lý và kinh doanh báo chí truyền thông ở Việt Nam, việc nhận diện, phân tích và dự đoán xu hướng thị trường truyền thông trong xã hội thông tin của một quốc gia hiện nay cho các doanh nghiệp truyền thông trong nước và quốc tế có những thông số căn bản cho việc hoạch định chiến lược và dự án đầu tư vào ngành công nghiệp truyền thông. Mặt khác, nghiên cứu thị trường truyền thông là một chiều nghiên cứu quan trọng khi nghiên cứu giá trị kinh tế của xã hội thông tin của một quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
2. Nhà sản xuất và sản phẩm truyền thông ở Việt Nam
2.1. Các toà soạn báo, đài phát thanh – truyền hình đảm trách sản xuất sản phẩm báo chí
Các cơ quan báo chí là các đơn vị sản xuất chủ chốt trong nền kinh tế truyền thông Việt Nam, có trách nhiệm sản xuất “hàng hoá thông tin”, đặc biệt là thông tin chính trị, thời sự và thông tin kinh tế. Các công ty truyền thông và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này tham gia vào nền kinh tế truyền thông dưới hình thức liên doanh – liên kết, và phần lớn kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí và các dịch vụ quảng cáo.
Hệ thống truyền hình trả tiền ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, với nhiều loại công nghệ truyền dẫn: cáp, vệ tinh, số mặt đất, và đã đưa vào hoạt động công nghệ IPTV (truyền hình trả tiền bằng truyền dẫn cáp phát triển hơn cả). Thuê bao truyền hình trả tiền tăng lên theo từng năm và đạt số lượng hơn 6,6 triệu vào năm 2013, trong đó thuê bao truyền hình cáp chiếm khoảng 50%. Truyên hình trả tiền đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân Việt Nam, là mảng dịch vụ kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam (cùng với lĩnh vực quảng cáo và kinh doanh nội dung truyền thông). Thông tin điện tử trên Internet phát triển bùng nổ. Tính đến tháng 12/2014, cả nước có 98 cơ quan báo chí điện tử và 1516 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép bởi Bộ/ Sở Thông tin- truyền thông và một số lượng rất lớn các trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động theo nguyên tắc dẫn lại một cách chính xác, nguyên vẹn các nội dung thông tin báo chí đã được đăng phát, theo quy định của pháp luật về báo chí và bản quyền. Hầu hết các tờ báo trực tuyến đều trực thuộc cơ quan báo in.
(2). Sự phát triển các Công ty truyền thông ở Việt Nam
Kinh doanh truyền thông là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Nó phát triển song hành, gắn kết chặt chẽ với sự thay đổi về cơ chế và điều kiện kinh tế. Truyền thông Việt Nam ngày càng có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc, khẳng đinh vị thế của mình. Có những cái tên nổi bật trong làng truyền thông Việt Nam như: Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tập đoàn truyền thông Le, Tập đoàn truyền thông Golden, Công ty TNHH truyền thông Hoa Mặt trời, Cty TNHH truyền thông Megastar, Công ty TNHH quảng cáo Đông Tây Promotion, Công ty cổ phần Cát tiên sa, Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24h, Công ty TNHH BHD, Công ty cổ phần quảng cáo Nhất…
Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động PR bắt đầu nhen nhúm xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu thông qua một vài công ty nước ngoài sử dụng công cụ PR để quảng bá thương hiệu. Trong khi SH Communications thất bại thì một số các công ty truyền thông bắt đầu hình thành, trong đó nổi bật có Max Communications ở TP.HCM và Tập đoàn Golden Communications ở Hà Nội. Đến nay, những công ty này đều là các tên tuổi hàng đầu trong giới PR/truyền thông ở Việt Nam bởi uy tín lâu năm, am hiểu đời sống văn hóa, chính trị xã hội Việt Nam và giá dịch vụ “mềm” hơn các công ty nước ngoài.
Phân tích sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của Tập đoàn Truyền thông Golden, chúng ta có thể hình dung được sự phát triển chung cho ngành truyền thông Việt Nam. Khởi đầu là một công ty sản xuất và in ấn mang tên Goldsun thành lập ở Hà Nội năm 1994 và TP.HCM năm 1998, tới năm 2001, Goldsun Sài Gòn đã mua lại Goldsun Hà Nội với mục tiêu trở thành công ty quảng cáo hàng đầu Việt Nam. Khi đó, công ty này đã được tổ chức theo hình thức tập đoàn với nhiều công ty con, hoạt động chuyên biệt trên các lĩnh vực khác nhau để đáp ứng tốt hơn nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Nhưng phải tới năm 2006, công ty mới chính thức chuyển thành tập đoàn Golden Communications với 6 công ty thành viên hoạt động trên các lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị truyền thông. Bắt nhịp với sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số, năm 2007, công ty Golden Digital ra đời và gia nhập tập đoàn. Mục tiêu của Golden Digital là hỗ trợ các nhãn hiệu trong truyền thông trực tuyến trong môi trường phi truyền thống là internet.
Theo Niên giám thống kê năm 2014, tính đến 31/12 năm 2013, có 7770 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, bao gồm: Hoạt động xuất bản (Publication): 529 doanh nghiệp; Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc: 757 doanh nghiệp; Hoạt động phát thanh, truyền hình: 88 doanh nghiệp; Viễn thông: 1413 doanh nghiệp; Lập trình máy tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động liên quan đến máy tính: 4471 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ thông tin: 512 doanh nghiệp. Xu thế gia tăng theo năm được ghi nhận trong các báo cáo thống kê chính thức. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2013 của các doanh nghiệp ngành thông tin truyền thông là 351.914 tỷ VND (tương đương 17.500 tỷ USD). Vốn đầu tư của ngành Thông tin truyền thông gấp 1,438 lần so với vốn sản xuất kinh doanh bình quân của dịch vụ lưu trữ và ăn uống toàn quốc, bằng 94,29% toàn bộ chi phí cho các hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ toàn quốc. So sánh với vốn sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo toàn quốc năm 2013, thì đầu tư sản xuất kinh doanh thông tin truyền thông gấp 11,67 lần. Các công ty truyền thông hoạt động với quy mô nhỏ chiếm ưu thế. Trong 7770 doanh nghiệp đã nêu trên, có 19 doanh nghiệp có số nhân công từ 500 đến 999 ngừoi, 15 doanh nghiệp có số nhân công từ 1000 đến 4999 người và 3 doanh nghiệp có số nhân công từ 5000 người trở lên, và 3 doanh nghiệp này kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
Ngay từ năm 1999, trong ghiên cứu Xã hội thông tin, việc làm và thế hệ của các hình thức mới (Information Society, Work and the Generation of New Forms of Social Exclusion (SOWING)), G. Shcienstock [2] đã chỉ ra 6 góc nghiên cứu khái niệm xã hội thông tin: như là một nền kinh tế thông tin; như thời xã hội hậu công nghiệp; như sự kết thúc của xã hội Lao động công nghiệp; như một xã hội tri thức; như một xã hội công nghiệp thông tin; như là một xã hội học tập. Frank Webster (1995, 2006) khẳng định: Giá trị kinh tế và sự phát triển kinh tế báo chí - truyền thông (economic value)” là một trong 5 chiều nội dung của xã hội thông tin, bên cạnh Cách mạng công nghệ và khuyếch tán của công nghệ trong nền báo chí - truyền thông (technological innovation and diffusion), Sự biến đổi nghề nghiệp, đặc biệt là các nghề nghiệp trong lĩnh vực thông tin - truyền thông (occupational change), Các dòng chảy thông tin (information flows) và Các dấu hiệu của sự mở rộng (expansion of symbols and signs).[1]
(2) Các yếu tố của thị trường truyền thông Việt Nam
Thị trường là khái niệm được nhìn nhận như là sự tổng hợp các mối quan hệ kinh tế xã hội trong lĩnh vực trao đổi và bán hàng hoá/ dịch vụ. Thị trường truyền thông là không gian công cộng, nơi các cơ quan báo chí và các doanh nghiệp truyền thông (các nhà sản xuất) trong mối quan hệ với các nhóm công chúng (khách hàng) nhằm trao đổi, kinh doanh các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của họ. 3 yếu tố căn cốt của thị trường truyền thông là: Nhà sản xuất, Hàng hoá/ dịch vụ truyền thông và Công chúng/ Khách hàng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau (Mô hình 1). Mục đích của xác định thị trường là xác định các sản phẩm, dịch vụ, nhà sản xuất và năng lực cạnh tranh hiệu quả và năng lực đối mặt với những áp lực cạnh tranh “ (the Europe Economics, European Commission, 2002, p 2).
Mô hình 1: Các yếu tố căn bản của thị trường truyền thông
Nhà sản xuất: Trong thị trường báo chí truyền thông Việt Nam, nhà sản xuất chủ yếu là các cơ quan báo chí (sản xuất các sản phẩm báo chí) và các doanh nghiệp truyền thông (liên danh, liên kết với các cơ quan báo chí sản xuất các sản phẩm báo chí, sản xuất phim truyền hình, sách, các sản phẩm công nghệ truyền thông, ý tưởng và format truyền hình, kinh doanh thương mại điện tử, quảng cáo, các dịch vụ giá trị gia tăng....). Các nhà sản xuất truyền thông khác biệt nhau bởi quy trình sản xuất hàng hoá/ dịch vụ, phương thức sản xuất, kinh doanh, hình thức sở hữu và quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh.
Hàng hoá/ dịch vụ báo chí truyền thông: Sản phẩm bán ra trong thị trường truyền thông bao gồm hàng hoá (sản phẩm báo chí, truyền thông được đóng gói hoàn chỉnh, chẳng hạn như một kênh truyền hình với từng chương trình phát sóng mỗi ngày theo khung thời gian cụ thể) và các dịch vụ kinh doanh đi kèm sản phẩm đó hoặc liên quan đến nó (chẳng hạn chương trình thời sự 19.00h của VTV với lượng rating lớn nhất trong các chương trình truyền hình ở Việt Nam khiến tăng giá thành dịch vụ quảng cáo trước và sau chương trình này).
Khách hàng – Công chúng truyền thông (audience): là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ truyền thông. Công chúng Việt Nam có sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng tiếp cận, mua sản phẩm, sử dụng các dịch vụ truyền thông. Thị trường truyền thông của quốc gia này với quốc gia kia, địa phương này với địa phương khác có sự khác biệt trong phân khúc công chúng, cả chiều nhân khẩu học, địa lý, tâm lý... Điều này có ý nghĩa lớn trong mối quan hệ cung cầu của thị trường báo chí truyền thông.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường truyền thông ở Việt Nam chịu sự tác động của 3 yếu chính, bao gồm:
+ Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ngành truyền thông
+ Môi trường pháp lý về quản lý, kinh doanh báo chí truyền thông
+ Quan hệ cung cầu và đặc thù công chúng truyền thông ở quốc gia, vùng miền, địa phương
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và đa dạng hoá phương thức quản lý và kinh doanh báo chí truyền thông ở Việt Nam, việc nhận diện, phân tích và dự đoán xu hướng thị trường truyền thông trong xã hội thông tin của một quốc gia hiện nay cho các doanh nghiệp truyền thông trong nước và quốc tế có những thông số căn bản cho việc hoạch định chiến lược và dự án đầu tư vào ngành công nghiệp truyền thông. Mặt khác, nghiên cứu thị trường truyền thông là một chiều nghiên cứu quan trọng khi nghiên cứu giá trị kinh tế của xã hội thông tin của một quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
2. Nhà sản xuất và sản phẩm truyền thông ở Việt Nam
2.1. Các toà soạn báo, đài phát thanh – truyền hình đảm trách sản xuất sản phẩm báo chí
Các cơ quan báo chí là các đơn vị sản xuất chủ chốt trong nền kinh tế truyền thông Việt Nam, có trách nhiệm sản xuất “hàng hoá thông tin”, đặc biệt là thông tin chính trị, thời sự và thông tin kinh tế. Các công ty truyền thông và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này tham gia vào nền kinh tế truyền thông dưới hình thức liên doanh – liên kết, và phần lớn kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí và các dịch vụ quảng cáo.
Hệ thống truyền hình trả tiền ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, với nhiều loại công nghệ truyền dẫn: cáp, vệ tinh, số mặt đất, và đã đưa vào hoạt động công nghệ IPTV (truyền hình trả tiền bằng truyền dẫn cáp phát triển hơn cả). Thuê bao truyền hình trả tiền tăng lên theo từng năm và đạt số lượng hơn 6,6 triệu vào năm 2013, trong đó thuê bao truyền hình cáp chiếm khoảng 50%. Truyên hình trả tiền đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân Việt Nam, là mảng dịch vụ kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam (cùng với lĩnh vực quảng cáo và kinh doanh nội dung truyền thông). Thông tin điện tử trên Internet phát triển bùng nổ. Tính đến tháng 12/2014, cả nước có 98 cơ quan báo chí điện tử và 1516 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép bởi Bộ/ Sở Thông tin- truyền thông và một số lượng rất lớn các trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động theo nguyên tắc dẫn lại một cách chính xác, nguyên vẹn các nội dung thông tin báo chí đã được đăng phát, theo quy định của pháp luật về báo chí và bản quyền. Hầu hết các tờ báo trực tuyến đều trực thuộc cơ quan báo in.
(2). Sự phát triển các Công ty truyền thông ở Việt Nam
Kinh doanh truyền thông là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Nó phát triển song hành, gắn kết chặt chẽ với sự thay đổi về cơ chế và điều kiện kinh tế. Truyền thông Việt Nam ngày càng có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc, khẳng đinh vị thế của mình. Có những cái tên nổi bật trong làng truyền thông Việt Nam như: Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tập đoàn truyền thông Le, Tập đoàn truyền thông Golden, Công ty TNHH truyền thông Hoa Mặt trời, Cty TNHH truyền thông Megastar, Công ty TNHH quảng cáo Đông Tây Promotion, Công ty cổ phần Cát tiên sa, Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24h, Công ty TNHH BHD, Công ty cổ phần quảng cáo Nhất…
Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động PR bắt đầu nhen nhúm xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu thông qua một vài công ty nước ngoài sử dụng công cụ PR để quảng bá thương hiệu. Trong khi SH Communications thất bại thì một số các công ty truyền thông bắt đầu hình thành, trong đó nổi bật có Max Communications ở TP.HCM và Tập đoàn Golden Communications ở Hà Nội. Đến nay, những công ty này đều là các tên tuổi hàng đầu trong giới PR/truyền thông ở Việt Nam bởi uy tín lâu năm, am hiểu đời sống văn hóa, chính trị xã hội Việt Nam và giá dịch vụ “mềm” hơn các công ty nước ngoài.
Phân tích sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của Tập đoàn Truyền thông Golden, chúng ta có thể hình dung được sự phát triển chung cho ngành truyền thông Việt Nam. Khởi đầu là một công ty sản xuất và in ấn mang tên Goldsun thành lập ở Hà Nội năm 1994 và TP.HCM năm 1998, tới năm 2001, Goldsun Sài Gòn đã mua lại Goldsun Hà Nội với mục tiêu trở thành công ty quảng cáo hàng đầu Việt Nam. Khi đó, công ty này đã được tổ chức theo hình thức tập đoàn với nhiều công ty con, hoạt động chuyên biệt trên các lĩnh vực khác nhau để đáp ứng tốt hơn nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Nhưng phải tới năm 2006, công ty mới chính thức chuyển thành tập đoàn Golden Communications với 6 công ty thành viên hoạt động trên các lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị truyền thông. Bắt nhịp với sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số, năm 2007, công ty Golden Digital ra đời và gia nhập tập đoàn. Mục tiêu của Golden Digital là hỗ trợ các nhãn hiệu trong truyền thông trực tuyến trong môi trường phi truyền thống là internet.
Theo Niên giám thống kê năm 2014, tính đến 31/12 năm 2013, có 7770 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, bao gồm: Hoạt động xuất bản (Publication): 529 doanh nghiệp; Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc: 757 doanh nghiệp; Hoạt động phát thanh, truyền hình: 88 doanh nghiệp; Viễn thông: 1413 doanh nghiệp; Lập trình máy tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động liên quan đến máy tính: 4471 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ thông tin: 512 doanh nghiệp. Xu thế gia tăng theo năm được ghi nhận trong các báo cáo thống kê chính thức. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2013 của các doanh nghiệp ngành thông tin truyền thông là 351.914 tỷ VND (tương đương 17.500 tỷ USD). Vốn đầu tư của ngành Thông tin truyền thông gấp 1,438 lần so với vốn sản xuất kinh doanh bình quân của dịch vụ lưu trữ và ăn uống toàn quốc, bằng 94,29% toàn bộ chi phí cho các hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ toàn quốc. So sánh với vốn sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo toàn quốc năm 2013, thì đầu tư sản xuất kinh doanh thông tin truyền thông gấp 11,67 lần. Các công ty truyền thông hoạt động với quy mô nhỏ chiếm ưu thế. Trong 7770 doanh nghiệp đã nêu trên, có 19 doanh nghiệp có số nhân công từ 500 đến 999 ngừoi, 15 doanh nghiệp có số nhân công từ 1000 đến 4999 người và 3 doanh nghiệp có số nhân công từ 5000 người trở lên, và 3 doanh nghiệp này kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
- Sự biến đổi của công chúng truyền thông – khách hàng của ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam
(1). Việc cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông tập trung nhiều ở khu vực đô thị
Công chúng Việt Nam có xu thế thích nghi nhanh với công nghệ truyền thông. Năm 2011, khảo sát của Đinh Thị Xuân Hòa về phương thức xem truyền hình của công chúng qua internet đạt tỉ lệ rất thấp: 1,5% tại Hà Nội, 0% tại Đà Nẵng, 0,4% tại TPHCM, và 0% tại Cần Thơ. Khảo sát của Lê Thu Hà năm 2013, cho thấy đã có 18,3% công chúng được khảo sát ở các thành phố nêu trên công chúng đang sử dụng truyền hình internet, 26,6% ngừoi được hỏi xem truyền hình qua máy vi tính có kết nối internet. Hiện có hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng Internet chiếm 35,49% dân số, trong đó 50% có hành vi mua hàng trực tuyến. 4 loại hình thông tin đại chúng cơ bản nhất phục vụ công chúng toàn quốc bao gồm: báo in, phát thanh – truyền thanh, truyền hình và thông tin trực tuyến trên môi trường Internet. Số lượng thuê bao Internet băng thông rộng đạt trên 4 triệu thuê bao. Internet có mặt ở khắp nơi trong lãnh thổ, từ thành thị đến nông thôn, miền núi cao, hải đảo... Cho tới nay, tại Việt Nam có khoảng 28 triệu người sử dụng mạng xã hội, thông qua mạng xã hội để mua sắm tăng 53% từ năm 2014. Số lượng người dùng mạng xã hội thông qua điện thoại di động là 24 triệu. Facebook hiện là mạng xã hội được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Việt Nam nằm trong top 20 các quốc gia sử dụng Internet lớn nhất thế giới, nằm trong top 10 quốc gia xem Youtube nhiều nhất, với khoảng 400 giờ/ phút được upload lên Youtube tại Việt Nam.
Việc cung cấp các dịch vụ thông tin truyền thông tập trung nhiều ở khu vực đô thị. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy 75% các sản phẩm báo chí in ấn được phát hành ở khu vực đô thị, trong khi, tỷ lệ dân số Việt Nam sống ở khu vực đô thị là 33,10%. Thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo là một thị trường lớn, và trong những năm gần đây truyền hình trả tiền, đặc biệt là truyền hình cáp đã và đang tiếp cận thành công. 3 Đài truyền hình có thị phần mạnh nhất trong nước là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Kỹ thuật số (VTC) và Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Các Đài Phát thanh truyền hình địa phương cũng bước đầu hợp tác với các “đại gia” truyền hình VTV,VTC và HTV để kinh doanh sản phẩm truyền hình trả tiền.
(2). Thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo là thì trường tiềm năng
Đại bộ phận người dân hôm nay đã ý thức được vai trò và quyền hạn của mình trong việc tương tác với báo chí. Điều đó dẫn đến tính chủ động lựa chọn loại hình, phương tiện, kênh, thời điểm thông tin và khả năng tương tác với các nguồn tin báo chí và mạng xã hội của công chúng Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Khả năng tương tác với công chúng của truyền hình là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó là báo điện tử với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8%.
Biểu đồ 1: Khả năng tương tác với công chúng (%)
Nguồn: Lê Thu Hà, điều tra 9/2012 - 2/2013.
Công chúng Việt Nam có xu thế thích nghi nhanh với công nghệ truyền thông. Năm 2011, khảo sát của Đinh Thị Xuân Hòa về phương thức xem truyền hình của công chúng qua internet đạt tỉ lệ rất thấp: 1,5% tại Hà Nội, 0% tại Đà Nẵng, 0,4% tại TPHCM, và 0% tại Cần Thơ. Khảo sát của Lê Thu Hà năm 2013, cho thấy đã có 18,3% công chúng được khảo sát ở các thành phố nêu trên công chúng đang sử dụng truyền hình internet, 26,6% ngừoi được hỏi xem truyền hình qua máy vi tính có kết nối internet. Hiện có hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng Internet chiếm 35,49% dân số, trong đó 50% có hành vi mua hàng trực tuyến. 4 loại hình thông tin đại chúng cơ bản nhất phục vụ công chúng toàn quốc bao gồm: báo in, phát thanh – truyền thanh, truyền hình và thông tin trực tuyến trên môi trường Internet. Số lượng thuê bao Internet băng thông rộng đạt trên 4 triệu thuê bao. Internet có mặt ở khắp nơi trong lãnh thổ, từ thành thị đến nông thôn, miền núi cao, hải đảo... Cho tới nay, tại Việt Nam có khoảng 28 triệu người sử dụng mạng xã hội, thông qua mạng xã hội để mua sắm tăng 53% từ năm 2014. Số lượng người dùng mạng xã hội thông qua điện thoại di động là 24 triệu. Facebook hiện là mạng xã hội được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Việt Nam nằm trong top 20 các quốc gia sử dụng Internet lớn nhất thế giới, nằm trong top 10 quốc gia xem Youtube nhiều nhất, với khoảng 400 giờ/ phút được upload lên Youtube tại Việt Nam.
Việc cung cấp các dịch vụ thông tin truyền thông tập trung nhiều ở khu vực đô thị. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy 75% các sản phẩm báo chí in ấn được phát hành ở khu vực đô thị, trong khi, tỷ lệ dân số Việt Nam sống ở khu vực đô thị là 33,10%. Thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo là một thị trường lớn, và trong những năm gần đây truyền hình trả tiền, đặc biệt là truyền hình cáp đã và đang tiếp cận thành công. 3 Đài truyền hình có thị phần mạnh nhất trong nước là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Kỹ thuật số (VTC) và Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Các Đài Phát thanh truyền hình địa phương cũng bước đầu hợp tác với các “đại gia” truyền hình VTV,VTC và HTV để kinh doanh sản phẩm truyền hình trả tiền.
(2). Thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo là thì trường tiềm năng
Đại bộ phận người dân hôm nay đã ý thức được vai trò và quyền hạn của mình trong việc tương tác với báo chí. Điều đó dẫn đến tính chủ động lựa chọn loại hình, phương tiện, kênh, thời điểm thông tin và khả năng tương tác với các nguồn tin báo chí và mạng xã hội của công chúng Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Khả năng tương tác với công chúng của truyền hình là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó là báo điện tử với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8%.
Biểu đồ 1: Khả năng tương tác với công chúng (%)
Nguồn: Lê Thu Hà, điều tra 9/2012 - 2/2013.
- Mối quan hệ cung- cầu và phân khúc thị trường báo chí – truyền thông Việt Nam
Thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo là thị trường tiềm năng. Có một khoảng cách lớn về về nhu cầu và đặc thù tiếp cận/ hưởng thụ các sản phẩm truyền thông giữa công chúng ở thành thị và nông thôn, miền núi, hải đảo. Qua nghiên cứu 600 mẫu là công chúng nông thôn (200), miền núi (200), hải đảo (200) ở tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), chúng tôi nhận thấy: nhu cầu thông tin của công chúng miền núi là ít hơn so với công chúng nông thôn và hải đảo. Ngừoi dân miền núi cần nhất thông tin về dự báo thời tiết và các sản phẩm truyền thông văn hoá, nghệ thuật và giải trí. Họ thu động trong tiếp cận và sử dụng thông tin báo chí cho sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy, ở Việt Nam hiện nay, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đang tiến hành nhiều dự án truyền thông phát triển hướng vào nhóm công chúng này.
Thị trường truyền thông nông thôn đang có “cầu” lĩnh vực dạy nghề, tư vấn kiến thức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và cơ hội việc làm. Công chúng sống ở khu vực biển đảo xa đất liền có nhu cầu giống như công chúng nông thôn (về thông tin thời sự, thông tin chính sách, dự báo thời tiết, dạy nghề, tư vấn việc làm, văn hoá, nghệ thuật, giải trí), thì cần biết thông tin về thị trường và an ninh, trật tự. (xem bảng 1)
Thị trường truyền thông nông thôn đang có “cầu” lĩnh vực dạy nghề, tư vấn kiến thức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và cơ hội việc làm. Công chúng sống ở khu vực biển đảo xa đất liền có nhu cầu giống như công chúng nông thôn (về thông tin thời sự, thông tin chính sách, dự báo thời tiết, dạy nghề, tư vấn việc làm, văn hoá, nghệ thuật, giải trí), thì cần biết thông tin về thị trường và an ninh, trật tự. (xem bảng 1)
Loại thông tin | Công chúng nông thôn | Công chúng miền núi | Công chúng biển đảo | |||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | |
Thời sự trong tỉnh, trong nước, quốc tế/ Chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh | 121 | 65,8% | 80 |
42,5% |
128 |
71,9% |
Dự báo thời tiết | 156 | 84,8% | 142 | 75,5% | 160 | 89,8% |
Kiến thức giáo dục phổ thông | 26 | 14,2% | 18 | 9,6% | 22 | 12,4% |
Cơ hội việc làm | 98 | 53,3% | 51 | 27,1% | 31 | 17,4% |
Dạy nghề/Tư vấn kiến thức sản xuất nông lâm, ngư nghiệp | 133 | 73,2% | 49 |
26,1% |
151 |
84,8% |
Thông tin thị trường liên quan đến sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp | 93 | 55,5% | 50 |
26,6% |
104 |
58,4% |
Tư vấn kiến thức khoa học đời sống (sức khỏe, vệ sinh nhà cửa, nuôi con…). | 41 | 22,3% | 48 |
25,5% |
72 |
40,4% |
An ninh trật tự | 92 | 50% | 52 | 27,6% | 96 | 53,9% |
Văn hóa, văn nghệ, giải trí | 155 | 84,2% | 120 | 63,8% | 130 | 73% |
Bảng 1: Mức độ quan tâm đối với các loại thông tin của công chúng nông thôn, miền núi và biển đảo Việt Nam
(Nguồn: Khảo sát của Đỗ Thị Thu Hằng, Hoàng Thị Phương Loan trên 600 mẫu tại Quảng Ninh, Việt Nam 2015)
- Về phương thức kinh doanh của các cơ quan báo chí và các công ty truyền thông tại Việt Nam
+ Phương thức kinh doanh của các cơ quan báo chí
Vào thời điểm cuối năm 2015, có khoảng 300/845 cơ quan báo chí đã tự chủ được về mặt tài chính, tức là đã trụ được trong “thị trường báo chí truyền thông cạnh tranh. [10].
Các cơ quan báo in đồng thời có phiên bản báo điện tử kinh doanh dựa trên 3 dòng sản phẩm truyền thông chính là báo in, báo trực tuyến và các sản phẩm kinh doanh thông qua mạng xã hội. Hàng hoá bao gồm: nội dung báo chí, quảng cáo, dịch vụ truyền hình internet, bản quyền sản phẩm, các dịch vụ như in ấn, địa ốc, chứng khoán.
Theo niên giám thống kê 2014, năm 2013, nhà nước chi đầu tư phát triển cho thông tin truyền thông toàn quốc là 21.224 tỷ VND. Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định: hằng năm nhà nước chi đầu tư phát triẻn từ ngân sách cho hoạt động phát thanh truyền hình là 314 tỷ VND, chi thường xuyên cho hoạt động phát thanh truyền hình là 721 tỷ VND. Khoản chi phí này phục vụ cho việc sản xuất nội dung, phát sóng 72 kênh phát thanh truyền hình quảng bá trong nước, phục vụ việc thông tin thiết yếu cho công chúng, theo quy định của Thông tư 09/2012/TT-BTTTT. Ngoài nguồn kinh phí này, tất cả các Đài phát thanh truyền hình từ Trung ương đến điạ phương đều phải tự “làm kinh tế” để nuôi bộ máy sản xuất và sinh lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh của các Đài Phát thanh – Truyền hình ở Việt Nam là không đều. Một số Đài lớn chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu củ ngành truyền hình như: Đài Truyền hình Việt Nam (doanh thu năm 2013 khoảng 4,600 tỷ VND), Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh (doanh thu năm 2013 khoảng gần 2000 tỷ VND), Đài PTTH Vĩnh Long (doanh thu năm 2013 khoảng 1.500 tỷ VND), hầu hết các đài còn lại chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu doanh thu của ngành truyền hình hoặc phải bù đắp từ ngân sách nhà nước.
Phương thức kinh doanh sản phẩm truyền hình đa dạng và linh hoạt hơn nhiều so với sản phẩm phát thanh. Nếu phát thanh chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước cho các kênh quảng bá và bán dịch vụ quảng cáo, thì ngành truyền hình không những có thế mạnh hơn về dịch vụ quảng cáo hay liên kết sản xuất, bán bản quyền sản phẩm truyền thông, phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền và các dịch vụ giá trị gia tang khác, mà còn có thể cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị, studio, hoặc sản xuất sản phẩm truyền thông bán cho các khách hang là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) sở hữu Trung tâm dịch vụ truyền hình và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ kỹ thuật truyền hình HTV-TMS (HTV Tecnology and Media Services Ltd.) thực hiện các dự án phát triển kinh doanh hàng hoá và dịch vụ truyền hình. TMS trong 2 năm 2014 và 2015 đã phân khúc công chúng và phát triển thị trường hiệu quả.
Kinh doanh nội dung thông tin chưa phải là mảng kinh doanh nhiều lợi nhuận trong thị trường truyền thông Việt Nam. Kinh doanh nội dung trong môi trường internet đang có xu thế phát triển. Các cơ quan báo chí, đặc biệt là các đài truyền hình và các trang báo điện tử phát triển truyền hình internet đã bước đầu thu lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tiêu biểu là VTV với VTVgo, VietnamPlus.vn, Truyền hình Tuổi trẻ, VnExpress.net…
+ Phương thức kinh doanh của các công ty truyền thông ở Việt Nam
Qua mô hình 7 doanh nghiệp truyền thông thuộc diện khảo sát của chúng tôi, bao gồm:(1).Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC); (2). Lê Holding Corporation Group; (3). Công ty Cổ phần truyền thông Trí Việt; (4). Cty TNHH truyền thông Megastar; (5). Công ty TNHH truyền thông Quantumme; (6). Công ty TNHH truyền thông BHD; (7).Công ty cổ phần quảng cáo Nhất (UNIAD SJC); … có thể thấy rằng: ngành truyền thông Việt Nam, tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng nhanh chóng phát triển mô hình đa ngành, với hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của truyền thông. Các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, như truyền thông số, truyền thông Internet… đặc biệt phát triển,
Quảng cáo trên truyền hình là xu thế nổi trội trong mô hình hoạt động của các công ty truyền thông ở nước ta hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực, việc có quá nhiều công ty truyền thông tham gia vào lĩnh vực truyền hình khiến cho sức nóng của thị trường này tăng lên. Các công ty gia tăng thu hút nhân tài, kêu gọi đầu tư vốn, đầu tư vào công nghệ... nhằm giảm giá thành sản phẩm để sản phẩm của họ có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Các doanh nghiệp truyền thông (cả trong và ngoài nước) đang tồn tại 3 phương pháp kinh doanh, liên kết với các đài truyền hình trong nước bao gồm:
Vào thời điểm cuối năm 2015, có khoảng 300/845 cơ quan báo chí đã tự chủ được về mặt tài chính, tức là đã trụ được trong “thị trường báo chí truyền thông cạnh tranh. [10].
Các cơ quan báo in đồng thời có phiên bản báo điện tử kinh doanh dựa trên 3 dòng sản phẩm truyền thông chính là báo in, báo trực tuyến và các sản phẩm kinh doanh thông qua mạng xã hội. Hàng hoá bao gồm: nội dung báo chí, quảng cáo, dịch vụ truyền hình internet, bản quyền sản phẩm, các dịch vụ như in ấn, địa ốc, chứng khoán.
Theo niên giám thống kê 2014, năm 2013, nhà nước chi đầu tư phát triển cho thông tin truyền thông toàn quốc là 21.224 tỷ VND. Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định: hằng năm nhà nước chi đầu tư phát triẻn từ ngân sách cho hoạt động phát thanh truyền hình là 314 tỷ VND, chi thường xuyên cho hoạt động phát thanh truyền hình là 721 tỷ VND. Khoản chi phí này phục vụ cho việc sản xuất nội dung, phát sóng 72 kênh phát thanh truyền hình quảng bá trong nước, phục vụ việc thông tin thiết yếu cho công chúng, theo quy định của Thông tư 09/2012/TT-BTTTT. Ngoài nguồn kinh phí này, tất cả các Đài phát thanh truyền hình từ Trung ương đến điạ phương đều phải tự “làm kinh tế” để nuôi bộ máy sản xuất và sinh lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh của các Đài Phát thanh – Truyền hình ở Việt Nam là không đều. Một số Đài lớn chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu củ ngành truyền hình như: Đài Truyền hình Việt Nam (doanh thu năm 2013 khoảng 4,600 tỷ VND), Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh (doanh thu năm 2013 khoảng gần 2000 tỷ VND), Đài PTTH Vĩnh Long (doanh thu năm 2013 khoảng 1.500 tỷ VND), hầu hết các đài còn lại chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu doanh thu của ngành truyền hình hoặc phải bù đắp từ ngân sách nhà nước.
Phương thức kinh doanh sản phẩm truyền hình đa dạng và linh hoạt hơn nhiều so với sản phẩm phát thanh. Nếu phát thanh chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước cho các kênh quảng bá và bán dịch vụ quảng cáo, thì ngành truyền hình không những có thế mạnh hơn về dịch vụ quảng cáo hay liên kết sản xuất, bán bản quyền sản phẩm truyền thông, phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền và các dịch vụ giá trị gia tang khác, mà còn có thể cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị, studio, hoặc sản xuất sản phẩm truyền thông bán cho các khách hang là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) sở hữu Trung tâm dịch vụ truyền hình và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ kỹ thuật truyền hình HTV-TMS (HTV Tecnology and Media Services Ltd.) thực hiện các dự án phát triển kinh doanh hàng hoá và dịch vụ truyền hình. TMS trong 2 năm 2014 và 2015 đã phân khúc công chúng và phát triển thị trường hiệu quả.
Kinh doanh nội dung thông tin chưa phải là mảng kinh doanh nhiều lợi nhuận trong thị trường truyền thông Việt Nam. Kinh doanh nội dung trong môi trường internet đang có xu thế phát triển. Các cơ quan báo chí, đặc biệt là các đài truyền hình và các trang báo điện tử phát triển truyền hình internet đã bước đầu thu lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tiêu biểu là VTV với VTVgo, VietnamPlus.vn, Truyền hình Tuổi trẻ, VnExpress.net…
+ Phương thức kinh doanh của các công ty truyền thông ở Việt Nam
Qua mô hình 7 doanh nghiệp truyền thông thuộc diện khảo sát của chúng tôi, bao gồm:(1).Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC); (2). Lê Holding Corporation Group; (3). Công ty Cổ phần truyền thông Trí Việt; (4). Cty TNHH truyền thông Megastar; (5). Công ty TNHH truyền thông Quantumme; (6). Công ty TNHH truyền thông BHD; (7).Công ty cổ phần quảng cáo Nhất (UNIAD SJC); … có thể thấy rằng: ngành truyền thông Việt Nam, tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng nhanh chóng phát triển mô hình đa ngành, với hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của truyền thông. Các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, như truyền thông số, truyền thông Internet… đặc biệt phát triển,
Quảng cáo trên truyền hình là xu thế nổi trội trong mô hình hoạt động của các công ty truyền thông ở nước ta hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực, việc có quá nhiều công ty truyền thông tham gia vào lĩnh vực truyền hình khiến cho sức nóng của thị trường này tăng lên. Các công ty gia tăng thu hút nhân tài, kêu gọi đầu tư vốn, đầu tư vào công nghệ... nhằm giảm giá thành sản phẩm để sản phẩm của họ có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Các doanh nghiệp truyền thông (cả trong và ngoài nước) đang tồn tại 3 phương pháp kinh doanh, liên kết với các đài truyền hình trong nước bao gồm:
- Phương pháp “bán ngang”: liên kết sản xuất hay “mua” sóng theo giờ, theo chương trình) các doanh nghiệp bán được phim với giá cao hơn chi phí sản xuất nhưng được trả bằng một số lượng các spot (thời lượng) quảng cáo (mỗi spot thường tính là 30 giây).
- Phương pháp “bán dọc”: đài chuyển giao toàn bộ quyền sản xuất chương trình, quyền kinh doanh trên kênh phát sóng cho các doanh nghiệp này và nhận lại một khoản tiền lớn tính theo năm hoặc nhiều năm). Bán dọc là phương pháp chọn ra nhà kinh doanh kênh sóng tốt nhất thì chỉ dành cho các nhà đầu tư có thực lực mạnh. Nó đang trở thành xu hướng mở rộng trong vài năm gần đây của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn đang “ăn nên làm ra” trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp hay khai khoáng. Phương pháp này cũng được ứng dụng với các sản phẩm báo in và một số trang thông tin điện tử, một vài site của các tở báo điện tử.
- Phương pháp đầu tư chờ lãi nhờ chuyển nợ: Các công ty truyền thông đầu tư dự án xây dựng một kênh truyền hình chịu lỗ khoảng thời gian đầu để đào tạo, sản xuất chương trình, sau đó thu lãi từ các nguồn quảng cáo. Ta có thể thấy phương pháp này gần giống như hình thức đầu tư chứng khoán.
Điều quan trọng của phương pháp bán dọc và đầu tư chờ lãi chuyển nợ là sự phụ thuộc lớn về tổ chức nội dung của cơ quan báo chí vào các công ty truyền thông “đại gia” đã mua quyền sản xuất chương trình. Điều đó cũng có nghĩa là: do các công ty truyền thông chỉ chú trọng đến mục tiêu sinh lời, các nhà quản lý báo chí ở các cơ quan báo chí này không còn đủ điều kiện để kiểm soát tốt về việc triển khai các mục tiêu chính trị, xã hội và mục tiêu giáo dục, chức năng tư tưởng của sản phẩm báo chí.
Trong khi quảng cáo dưới mọi hình thức rất được chú trọng, quảng cáo truyền hình rất đắt đỏ, thì các hình thức truyền thông tiếp thị sản phẩm khác chưa được đánh giá đúng vị trí. Lĩnh vực quan hệ công chúng cũng là một lựa chọn thường thấy trong mô hình tổ chức hoạt động của các công ty truyền thông trong nước, nhưng hầu hết các công ty này chỉ chú trọng mảng tổ chức sự kiện và quan hệ với giới báo chí khi có sự kiện hoặc khi phải xử lý khủng hoảng trong tình huống khẩn cấp. Việc tổ chức sự kiện cũng chủ yếu tập trung vào các sự kiện về văn hóa, giao lưu, biểu diễn và làm từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi của ca sỹ, diễn viên điện ảnh hày cơ quan tổ chức… với mục tiêu quảng cáo. Các công ty truyền thông thuộc diện khảo sát (trừ Công ty cổ phần truyền thông Nhất – UNIAD SJC) đều sử dụng các sự kiện nằm mục tiêu quảng cáo nhưng không muốn công chúng nhận ra mục tiêu này.
(2). Mô hình tổ chức hoạt động của các công ty truyền thông Việt Nam
Một đặc điểm đáng chú ý trong mô hình tổ chức hoạt động của các công ty truyền thông là: có những lĩnh vực truyền thông rất cần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính trị xã hội phát triển như: nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, quan hệ công chúng, đào tạo và tư vấn truyền thông lại chưa được chú trọng.
Điều này mâu thuẫn với thực trạng là rất hiếm các công ty truyền thông trong nước đảm nhiệm được lĩnh vực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu đánh giá tác động của các kênh truyền thông, các chương trình, chiến dịch truyền thông, với cả công cụ và phương pháp định lượng và định tính. Nguyên nhân cơ bản là do: Một là, nhân lực cho mảng lĩnh vực này rất thiếu (người được đào tạo về nghiên cứu lại không có chuyên môn về truyền thông và lĩnh vực, vấn đề thuộc dự án nghiên cứu, người biết về lĩnh vực ấy thì không có kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu…).
Mảng đào tạo và tư vấn truyền thông cũng là mảng rất yếu và thiếu. Trong thực tế, sức mạnh của ngành truyền thông lại thuộc lĩnh vực này. Một số công ty như FPT, BHD, VTC có trường đào tạo chuyên về lĩnh vực chuyên biệt của họ, số còn lại thì sử dụng nguồn lực từ việc tuyển chọn sinh viên vừa tốt nghiệp các trường đại học trong nước, sau đó cho thử việc, đào tạo theo cách “cầm tay chỉ việc”, thử thách năng lực trong một khoảng thời gian ngắn sau đó quyết định có ký hợp đồng thuê nhân công hay không. Vì vậy, trừ một số lĩnh vực truyền thông liên quan đến sản phẩm báo chí, đã có nguồn đào tạo từ trường đại học báo chí truyền thông trong nước, tự đào tạo là đặc thù quan trọng trong mô hình tổ chức của hầu hết các công ty truyền thông ở nước ta hiện nay. Nói cách khác, các công ty này không dành nhân công và tài chính, thời gian thích đáng cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
Trong khi quảng cáo dưới mọi hình thức rất được chú trọng, quảng cáo truyền hình rất đắt đỏ, thì các hình thức truyền thông tiếp thị sản phẩm khác chưa được đánh giá đúng vị trí. Lĩnh vực quan hệ công chúng cũng là một lựa chọn thường thấy trong mô hình tổ chức hoạt động của các công ty truyền thông trong nước, nhưng hầu hết các công ty này chỉ chú trọng mảng tổ chức sự kiện và quan hệ với giới báo chí khi có sự kiện hoặc khi phải xử lý khủng hoảng trong tình huống khẩn cấp. Việc tổ chức sự kiện cũng chủ yếu tập trung vào các sự kiện về văn hóa, giao lưu, biểu diễn và làm từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi của ca sỹ, diễn viên điện ảnh hày cơ quan tổ chức… với mục tiêu quảng cáo. Các công ty truyền thông thuộc diện khảo sát (trừ Công ty cổ phần truyền thông Nhất – UNIAD SJC) đều sử dụng các sự kiện nằm mục tiêu quảng cáo nhưng không muốn công chúng nhận ra mục tiêu này.
(2). Mô hình tổ chức hoạt động của các công ty truyền thông Việt Nam
Một đặc điểm đáng chú ý trong mô hình tổ chức hoạt động của các công ty truyền thông là: có những lĩnh vực truyền thông rất cần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính trị xã hội phát triển như: nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, quan hệ công chúng, đào tạo và tư vấn truyền thông lại chưa được chú trọng.
Điều này mâu thuẫn với thực trạng là rất hiếm các công ty truyền thông trong nước đảm nhiệm được lĩnh vực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu đánh giá tác động của các kênh truyền thông, các chương trình, chiến dịch truyền thông, với cả công cụ và phương pháp định lượng và định tính. Nguyên nhân cơ bản là do: Một là, nhân lực cho mảng lĩnh vực này rất thiếu (người được đào tạo về nghiên cứu lại không có chuyên môn về truyền thông và lĩnh vực, vấn đề thuộc dự án nghiên cứu, người biết về lĩnh vực ấy thì không có kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu…).
Mảng đào tạo và tư vấn truyền thông cũng là mảng rất yếu và thiếu. Trong thực tế, sức mạnh của ngành truyền thông lại thuộc lĩnh vực này. Một số công ty như FPT, BHD, VTC có trường đào tạo chuyên về lĩnh vực chuyên biệt của họ, số còn lại thì sử dụng nguồn lực từ việc tuyển chọn sinh viên vừa tốt nghiệp các trường đại học trong nước, sau đó cho thử việc, đào tạo theo cách “cầm tay chỉ việc”, thử thách năng lực trong một khoảng thời gian ngắn sau đó quyết định có ký hợp đồng thuê nhân công hay không. Vì vậy, trừ một số lĩnh vực truyền thông liên quan đến sản phẩm báo chí, đã có nguồn đào tạo từ trường đại học báo chí truyền thông trong nước, tự đào tạo là đặc thù quan trọng trong mô hình tổ chức của hầu hết các công ty truyền thông ở nước ta hiện nay. Nói cách khác, các công ty này không dành nhân công và tài chính, thời gian thích đáng cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
- Xu hướng phát triển thị trường truyền thông Việt Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, chúng tôi nhận định và phân tích bốn xu hướng phát triển thị trường truyền thông Việt Nam, bao gồm:
(1). Phát triển kinh tế báo chí, hình thành các tập đoàn báo chí - truyền thông và các tổ hợp báo chí – truyền thông ở các ngành và địa phương
Nhằm tạo những bước đột phá trong phát triển kinh tế truyền thông, từ đó phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam, việc hình thành các tập đoàn báo chí là xu thế tất yếu. Hiện tại, một số cơ quan báo chí truyền thông đã có sẵn tiềm lực và vị thế, đủ điều kiện hoặc bước đầu hội tụ đủ những điều kiện cho việc thành lập tập đoàn truyền thông bao gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Tuổi Trẻ. Nếu chính sách và luật pháp Việt Nam chú trọng hoàn thiện theo hướng tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc thành lập các tập đoàn truyền thông, thì với nguồn lực và năng lực cạnh tranh hiện tại, thì việc phát triển hình thức doanh nghiệp truyền thông là tập đoàn truyền thông theo hướng đơn ngành, liên kết dọc sẽ là một lựa chọn thichs hợp, bởi ưu thế của mô hình tập đoàn đơn ngành, liên kết dọc là: cấu trúc bộ máy quản trị một tầng, ít khâu trung gian, thống nhất, tập trung cao; quy mô trung bình, bộ máy tinh gọn, phân định rõ ràng theo chức năng, phù hợp với thực lực của tập đoàn và với mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại linh hoạt, dễ dàng xoay xở trong điều kiện có biến cố. Mặt khác, mô hình tập đoàn đơn ngành, liên kết dọc dựa trên quy trình sản xuất khép kín, gắn bó mật thiết trong chuỗi tạo ra sản phẩm truyền thông, nên có thể tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có, tiết giảm chi phí và chủ động trong quá trình sản xuất...
Với các cơ quan báo chí truyền thông địa phương Việt Nam, trừ một số tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, hầu hết các cơ quan báo chí khó khăn trong việc giải bài toán kinh tế báo chí truyền thông. Với yêu cầu mang tính bắt buộc của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quy hoạch các cơ quan báo chí và các sản phẩm báo chí, cắt giảm ngân sách đầu tư cho các kệnh quảng bá, để tồn tại và phát triển, cần có sự sắp xếp lại dưới dạng các tổ hợp báo chí truyền thông, nghiên cứu lại quan hệ cung cầu trong thị trường truyền thông địa phương, xác định lại công chúng mục tiêu và công chúng ưu tiên, định vị thương hiệu và các dòng sản phẩm/ dịch vụ chủ chốt và quy trình sản xuất, phương thức sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
(2). Vẽ lại bản đồ sản phẩm báo chí – truyền thông theo luật cung cầu và cạnh tranh thị trường, vì lợi ích của công chúng.
Công chúng chủ động tăng lên, công chúng báo chí mang đặc tính quốc tế - quốc gia - địa phương sẽ dẫn đến xu hướng báo chí chuyên biệt tại Việt Nam. Khi nhà nước cắt giảm ngân sách dành cho các cơ quan báo chí thì các nhà sản xuất trong lĩnh vực thông tin truyền thông buộc phải tuân thủ quy luật cung – cầu, buộc phải tăng cường nghiên cứu thị trường và phân tích công chúng, tăng tính chuyên nghiệp trong phân khúc thị trường và tìm kiếm các giải pháp kinh doanh truyền thông. Trong tương lai, bản đồ sản phẩm thông tin truyền thông Việt Nam sẽ được vẽ lại theo luật cung – cầu và cạnh tranh thị trường vì lợi ích của công chúng. Trong thực tế, các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam đang nằm trong top 3 cơ quan báo chí có hiệu quả kinh doanh lớn nhất Việt Nam bao gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ đều là những cơ quan bám sảt luật cung – cầu và luật cạnh tranh, luôn lấy coi công chúng. Báo Tuổi trẻ đã áp dụng 4 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường truyền thông bao gồm: (1). Thực hiện nguyên tắc: Lấy công chúng làm yếu tố trọng tâm; (2). Phân khúc thị trường báo chí, định vị thương hiệu báo chí phù hợp với các bước và các yếu tố của quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí; (3). Xây dựng nguyên tắc và kỹ năng viết báo và làm sản phẩm truyền thông tiếp cận nhu cầu công chúng; (4). Coi trọng chiến lược truyền thông hình ảnh cho cơ quan báo chí và sản phẩm báo chí.
(3). Phát triển các dịch vụ truyền thông trả tiền (truyền hình trả tiền) và dòng sản phẩm truyền thông trong môi trường Internet
Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam công bố “Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, số lượng ấn phẩm báo chí của các cơ quan báo chí giảm đáng kể, đặc biệt là các tờ tạp chí sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều này dẫn tới yêu cầu tất yếu của việc Giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn lực cho ngành báo chí, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ truyền thông, công nghệ viễn thông, quan hệ công chúng và quảng cáo.Công chúng Việt Nam hiện tại đang có lựa chọn cao nhất dành cho truyền hình, với các chương trình chất lượng cao. Truyền hình trả tiền đáp ứng được yêu cầu đó, nên sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Các nghiên cứu cho thấy: nguồn lực phát triền các dịch vụ báo chí truyền thông là đảm bảo, công chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường internet và công nghệ truyền thông số, số lượng các thiết bị thông minh được sử dụng ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy xu hướng phát triển các dòng sản phẩm truyền thông internet sẽ phát triển trong thị trường truyền thông trong tương lai.
(4). Phát triển song song truyền thông chính phủ và truyền thông doanh nghiệp.
Trong xã hội thông tin, mọi doanh nghiệp của nền kinh tế đều phụ thuộc vào ngành thông tin truyền thông. Truyền thông doanh nghiệp ở Việt Nam đã bước đầu phát triển, triển vọng sẽ tăng các về số lượng nhân lực và phương thức tổ chức, thực hiện. So song với sự phát triển của truyền thông doanh nghiệp là truyền thông chính phủ. Hiện nay, tất các các cơ quan chính phủ từ Trung ương đến cấp Tỉnh/ thành phố đều thành lập các bộ phận truyền thông, đào tạo nhân lực phù hợp cho công việc này. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam rất chú trọng đầu tư nguồn lực cho dòng báo chí phục vụ phát triển bền vững (thông tin - truyền thông về an toàn thực phẩm, sức khoẻ, biến đổi khí hậu, truyền thông văn hoá, du lịch) và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng yếm thế (đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật, người có HIV/AIDS, cộng đồng LGBT...). Đó là những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển một thị trường truyền thông hướng đến một xã hội phát triển bền vững, vì lợi ích của người dân Việt Nam.
Kết luận :
(1). Phát triển kinh tế báo chí, hình thành các tập đoàn báo chí - truyền thông và các tổ hợp báo chí – truyền thông ở các ngành và địa phương
Nhằm tạo những bước đột phá trong phát triển kinh tế truyền thông, từ đó phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam, việc hình thành các tập đoàn báo chí là xu thế tất yếu. Hiện tại, một số cơ quan báo chí truyền thông đã có sẵn tiềm lực và vị thế, đủ điều kiện hoặc bước đầu hội tụ đủ những điều kiện cho việc thành lập tập đoàn truyền thông bao gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Tuổi Trẻ. Nếu chính sách và luật pháp Việt Nam chú trọng hoàn thiện theo hướng tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc thành lập các tập đoàn truyền thông, thì với nguồn lực và năng lực cạnh tranh hiện tại, thì việc phát triển hình thức doanh nghiệp truyền thông là tập đoàn truyền thông theo hướng đơn ngành, liên kết dọc sẽ là một lựa chọn thichs hợp, bởi ưu thế của mô hình tập đoàn đơn ngành, liên kết dọc là: cấu trúc bộ máy quản trị một tầng, ít khâu trung gian, thống nhất, tập trung cao; quy mô trung bình, bộ máy tinh gọn, phân định rõ ràng theo chức năng, phù hợp với thực lực của tập đoàn và với mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại linh hoạt, dễ dàng xoay xở trong điều kiện có biến cố. Mặt khác, mô hình tập đoàn đơn ngành, liên kết dọc dựa trên quy trình sản xuất khép kín, gắn bó mật thiết trong chuỗi tạo ra sản phẩm truyền thông, nên có thể tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có, tiết giảm chi phí và chủ động trong quá trình sản xuất...
Với các cơ quan báo chí truyền thông địa phương Việt Nam, trừ một số tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, hầu hết các cơ quan báo chí khó khăn trong việc giải bài toán kinh tế báo chí truyền thông. Với yêu cầu mang tính bắt buộc của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quy hoạch các cơ quan báo chí và các sản phẩm báo chí, cắt giảm ngân sách đầu tư cho các kệnh quảng bá, để tồn tại và phát triển, cần có sự sắp xếp lại dưới dạng các tổ hợp báo chí truyền thông, nghiên cứu lại quan hệ cung cầu trong thị trường truyền thông địa phương, xác định lại công chúng mục tiêu và công chúng ưu tiên, định vị thương hiệu và các dòng sản phẩm/ dịch vụ chủ chốt và quy trình sản xuất, phương thức sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
(2). Vẽ lại bản đồ sản phẩm báo chí – truyền thông theo luật cung cầu và cạnh tranh thị trường, vì lợi ích của công chúng.
Công chúng chủ động tăng lên, công chúng báo chí mang đặc tính quốc tế - quốc gia - địa phương sẽ dẫn đến xu hướng báo chí chuyên biệt tại Việt Nam. Khi nhà nước cắt giảm ngân sách dành cho các cơ quan báo chí thì các nhà sản xuất trong lĩnh vực thông tin truyền thông buộc phải tuân thủ quy luật cung – cầu, buộc phải tăng cường nghiên cứu thị trường và phân tích công chúng, tăng tính chuyên nghiệp trong phân khúc thị trường và tìm kiếm các giải pháp kinh doanh truyền thông. Trong tương lai, bản đồ sản phẩm thông tin truyền thông Việt Nam sẽ được vẽ lại theo luật cung – cầu và cạnh tranh thị trường vì lợi ích của công chúng. Trong thực tế, các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam đang nằm trong top 3 cơ quan báo chí có hiệu quả kinh doanh lớn nhất Việt Nam bao gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ đều là những cơ quan bám sảt luật cung – cầu và luật cạnh tranh, luôn lấy coi công chúng. Báo Tuổi trẻ đã áp dụng 4 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường truyền thông bao gồm: (1). Thực hiện nguyên tắc: Lấy công chúng làm yếu tố trọng tâm; (2). Phân khúc thị trường báo chí, định vị thương hiệu báo chí phù hợp với các bước và các yếu tố của quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí; (3). Xây dựng nguyên tắc và kỹ năng viết báo và làm sản phẩm truyền thông tiếp cận nhu cầu công chúng; (4). Coi trọng chiến lược truyền thông hình ảnh cho cơ quan báo chí và sản phẩm báo chí.
(3). Phát triển các dịch vụ truyền thông trả tiền (truyền hình trả tiền) và dòng sản phẩm truyền thông trong môi trường Internet
Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam công bố “Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, số lượng ấn phẩm báo chí của các cơ quan báo chí giảm đáng kể, đặc biệt là các tờ tạp chí sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều này dẫn tới yêu cầu tất yếu của việc Giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn lực cho ngành báo chí, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ truyền thông, công nghệ viễn thông, quan hệ công chúng và quảng cáo.Công chúng Việt Nam hiện tại đang có lựa chọn cao nhất dành cho truyền hình, với các chương trình chất lượng cao. Truyền hình trả tiền đáp ứng được yêu cầu đó, nên sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Các nghiên cứu cho thấy: nguồn lực phát triền các dịch vụ báo chí truyền thông là đảm bảo, công chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường internet và công nghệ truyền thông số, số lượng các thiết bị thông minh được sử dụng ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy xu hướng phát triển các dòng sản phẩm truyền thông internet sẽ phát triển trong thị trường truyền thông trong tương lai.
(4). Phát triển song song truyền thông chính phủ và truyền thông doanh nghiệp.
Trong xã hội thông tin, mọi doanh nghiệp của nền kinh tế đều phụ thuộc vào ngành thông tin truyền thông. Truyền thông doanh nghiệp ở Việt Nam đã bước đầu phát triển, triển vọng sẽ tăng các về số lượng nhân lực và phương thức tổ chức, thực hiện. So song với sự phát triển của truyền thông doanh nghiệp là truyền thông chính phủ. Hiện nay, tất các các cơ quan chính phủ từ Trung ương đến cấp Tỉnh/ thành phố đều thành lập các bộ phận truyền thông, đào tạo nhân lực phù hợp cho công việc này. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam rất chú trọng đầu tư nguồn lực cho dòng báo chí phục vụ phát triển bền vững (thông tin - truyền thông về an toàn thực phẩm, sức khoẻ, biến đổi khí hậu, truyền thông văn hoá, du lịch) và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng yếm thế (đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật, người có HIV/AIDS, cộng đồng LGBT...). Đó là những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển một thị trường truyền thông hướng đến một xã hội phát triển bền vững, vì lợi ích của người dân Việt Nam.
Kết luận :
- Trong giai đoạn gần đây, nền kinh tế truyền thông Việt Nam có những biến đổi mang tính gốc rễ, bao gồm cả chủ sở hữu, công chúng truyền thông, phân khúc thị trường và phương thức tổ chức các hoạt động kinh tế truyền thông. Sự biến đổi theo hưởng tích cực này tạo động lực mạnh mẽ cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trên con đường hội nhập. Tuy vậy, còn nhiều thách thức trong quá trình xây dựng ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam.
- Thị trường truyền thông Việt Nam hiện còn nhiều khoảng trống. Ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo Việt Nam vẫn còn sự mất cân đối lớn trong mối quan hệ cung – cầu. Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho các hoạt động đầu tư sản xuất dòng sản phẩm truyền thông số, trên nền tảng công nghệ và tích hợp công nghệ. Công chúng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, có khả năng thích ứng với sản phẩm truyền thông công nghệ. Họ chủ động và có năng lực tương tác mạnh trong môi trường truyền thông internet, sẵn sàng tham gia tryền thông xã hội. Hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp truyền thông nước ngoài trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm truyền thông, đặc biệt là nhóm sản phẩm truyền thông văn hoá, giáo dục, công nghệ và giải trí được sự khuyến khích mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng là một ưu điểm lớn cho sự phát triển công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện và các dòng sản phẩm truyền thông tích hợp ở thị trường Việt Nam.
- Xu hướng biến đổi nhanh, mạnh của thị trường truyền thông đang đặt ra bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0. Hiện ở Việt Nam có Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số khoa đào tạo của các trường Đại học quốc gia đào tạo nhà báo, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên quảng cáo, và sắp tới thúc đẩy chiến lược đào tạo nhà báo, nhà truyền thông đa phương tiện. Việt Nam đang thiếu trầm trọng nhân lực quản lý truyền thông và chuyên gia truyền thông cấp cao, có khả năng quản trị và tư vấn truyền thông trong chính phủ, các cơ quan báo chí truyền thông, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp loại vừa. Hiện tại các doanh nghiệp nhỏ gần như chưa có sự tham gia của các nhân viên truyền thông.
- Do vậy, nhu cầu đào tạo nhân lực trong nước là rất lớn, do đó rất cần có sự đầu tư phát triển lĩnh vực đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực truyền thông và quản lý truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính phủ và truyền thông doanh nghiệp.
Đoạn kết:
Có thể thấy rõ rằng: những biến đổi có tính gốc rễ trên tất cả các yếu tố căn bản của thị trường truyền thông trong môi trường kỷ nguyên số hiện nay tạo ra cơ hội và thách thức mới với các cơ quan báo chí và các cơ sở truyền thông Việt Nam. Yêu cầu đổi mới nền báo chí truyền thông là tất yếu và cấp bách. Giải pháp đổi mới tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông cho các cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngành truyền thông đáp ứng yêu cầu của khoa học công nghệ 4.0, bao gồm đồng bộ hoá đội ngũ nhà báo công nghệ 4.0 và nhà quản lý báo chí truyền thông đủ đủ bản lĩnh, nhân cách và năng lực tương ứng, nhằm hướng tới phát triển kinh tế báo chí truyền thông dựa trên quy luật và thực trạng quan hệ cung cầu và đặc thù công chúng truyền thông của quốc gia và từng địa phương.
--
Tác giả: PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Admin 4
--
Tài liệu tham khảo
Có thể thấy rõ rằng: những biến đổi có tính gốc rễ trên tất cả các yếu tố căn bản của thị trường truyền thông trong môi trường kỷ nguyên số hiện nay tạo ra cơ hội và thách thức mới với các cơ quan báo chí và các cơ sở truyền thông Việt Nam. Yêu cầu đổi mới nền báo chí truyền thông là tất yếu và cấp bách. Giải pháp đổi mới tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông cho các cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngành truyền thông đáp ứng yêu cầu của khoa học công nghệ 4.0, bao gồm đồng bộ hoá đội ngũ nhà báo công nghệ 4.0 và nhà quản lý báo chí truyền thông đủ đủ bản lĩnh, nhân cách và năng lực tương ứng, nhằm hướng tới phát triển kinh tế báo chí truyền thông dựa trên quy luật và thực trạng quan hệ cung cầu và đặc thù công chúng truyền thông của quốc gia và từng địa phương.
--
Tác giả: PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Admin 4
--
Tài liệu tham khảo
- Frank Webster (2006), Theories of the information society, Third Edition, Routlege Publisher, Master e-book.p 8-9.
- G. Bechmann G., J. Fecker, U. Huws, G.V. Hootergem, M.L. Mirabile, A.B. Moniz, S. Siochru (1999). Information Society, Work and the Generation of New Forms of Social Exclusion (SOWING). First Interim Report (Literature Review), Tampere, p 8-9.
- European Commission - Europe Economics (2002), Market definition in the Media Sector - Ecomomics Issues-, Report by Europe Economics for the European Commission, DG Competition, p.2.
Link: http://ec.europa.eu/competition/sectors/media/documents/european_economics.pdf
- Socialist Republic of Vietnam, Genaral Staticstics Office, Statistical Yearbook of Vienam 2014, Staticstical Pubishing House, 2015, Hanoi, Vietnam. P. 65-67, p 139-164, p.195-297,
- Lê Hải (2013), Xây dựng tập đoàn truyền thông - giải pháp chiến lược trong phát triển nền báo chí Việt Nam (– revue Vérité, 2013, p31-32.
- Lê Thu Hà (2014), Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hanoi, Vietnam, p 89, 91, 92
- Đinh Văn Hường, Bùi Chí Trung, 2015 (2015), Một số vấn đề về kinh tế báo in. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.30, p.30
- Bộ Thông tin và Truyền thông (9/2015), Những nội dung cơ bản về đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Hà Nội. tr.4-17