25/05/2018, 17:47

Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp thế kỷ XI-XVI

(ĐHVH) Tóm tắt: Nếu như dưới thời Bắc thuộc, mối liên hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp được mở đầu bằng các hoạt động liê minh quân sự và các hoạt động tiến cống của Chân Lạp với chính quyền An ...

                                                                                              

(ĐHVH) Tóm tắt: Nếu như dưới thời Bắc thuộc, mối liên hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp được mở đầu bằng các hoạt động liê minh quân sự và các hoạt động tiến cống của Chân Lạp với chính quyền An Nam đô hộ phủ thì từ thế kỷ XI, quan hệ hai nước bước sang thời kỳ mới với nhiều diễn biến đa dạng, phức tạp. Vào thời Lý, trogn quan hệ hai nước, nhiều hoạt động chính trị-bang giao đã diễn ra. Chân Lạp liên tục cử các phái bộ đến chính quyền Thăng Long (24 lần). Nhưng, giữa các lần "tiến cống" là 9 cuộc xung đột quân sự tại Nghệ An-vùng biên viễn của quốc gia Đại Việt. Dưới thời nhà Trần và Lê sơ, chính sử không ghi chép nhiều về quan hệ hai nước, nhưng chắc hẳn quan hệ của hai nước vẫn được tiếp tục duy trì mặc dù mức độ và cường độ không được đều đặn và thường xuyên như thời kỳ trước đó. 

                     I. Quan hệ hai nước trước thế kỷ XI

 Trong tiến trình lịch sử, nếu như quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp[1] thế kỷ XI - XVI là mối quan hệ có tính truyền thống và diễn ra đa dạng, phức tạp dưới nhiều hình thức, đó là các hoạt động bang giao, “triều cống”, các hoạt động giao thương, xung đột quân sự… thì quan hệ hai nước trong các thế kỷ VII - X được coi là giai đoạn bản lề và đẩy đà cho giai đoạn tiếp sau.

Theo các nguồn thư tịch cổ Việt Nam, tuy không nhiều và khá tản mạn, chúng ta thấy rằng Chân Lạp là quốc gia được viết đến từ rất sớm. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng: “Chân Lạp: Tên nước, ở về phía Nam Lâm Ấp. Theo Đường thư Chân Lạp cũng còn gọi là Cát Miệt (Khmer). Chân Lạp vốn xưa là thuộc quốc của Phù Nam, sau năm Thần Long (705-706) đời Đường, chia làm hai: nửa về phía Bắc có nhiều đồi núi, gọi là Lục Chân Lạp, tức nay là Cao Miên; nửa ở phía Nam liền biển, nhiều hồ, nhiều chằm, nên gọi là Thủy Chân Lạp”[2].

Nếu như ghi chép của bộ chính sử Việt Nam cung cấp những thông tin quan trọng về Chân Lạp cũng như sự chia tách giữa hai khu vực thì các nguồn thư tịch cổ Trung Hoa cũng cho biết thêm nhiều thông tin cụ thể về vương quốc này. Theo sách Thông chí của Trịnh Tiều (người đời Tống), “Chân Lạp thông hiếu với Trung Quốc từ đời Tùy (581-617). Nước này nằm ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp vốn là một nước phiên thuộc của Phù Nam. Cách quận lỵ Nhật Nam 60 ngày đi thuyền. Phía Nam giáp Xa Cừ. Phía Tây giáp nước Châu Giang. Vua nước ấy, họ là Sát Lợi, tên là Chất Đa Tư Na. Từ đời ông tổ của vị vua này, thế nước đã dần dần cường thịnh. Đến đời Chất Đa Tư Na bèn thôn tính nước Phù Nam. Khi Chất Đa Tư Na chết, con ông là Y Xa Na Tiên lên thay. Ở kinh thành Y Xa Na, dưới thành có hai vạn nhà ở, trong thành có một tòa nhà lớn. Đó là chỗ vua coi chầu. Vua đứng đầu 30 thành lớn. Mỗi thành có vài ngàn nhà, và đều có các bộ súy (người chỉ huy một thành). Quan chức của nước ấy cũng giống như ở nước Lâm Ấp. Vua của họ ba ngày ra coi chầu một lần”[3].

Như vậy, những thông tin mà hai bộ cổ sử của Việt Nam và Trung Quốc cung cấp là rất có giá trị. Qua đó, chúng ta không chỉ thấy được thời gian thành lập quốc gia Chân Lạp (vào cuối thế kỷ thứ VI, đầu thế kỷ thứ VII) cũng như thời gian chia tách thành hai bộ phận của quốc gia này (vào đầu thế kỷ thứ VIII) mà còn thấy được đặc tính phát triển của chúng. Có thể thấy, sau khi chinh phục được Phù Nam, xã hội Chân Lạp dường như đã hướng mạnh đến sự thiết lập một quốc gia thống nhất.

Nếu như trong các thế kỷ VII-X, tiến trình lịch sử của Chân Lạp là quá trình hình thành quốc gia, sự chia tách đất nước, rồi tái thống nhất và phát triển đến đỉnh cao của nền văn minh Angkor huy hoàng; thì Việt Nam thời kỳ này là quá trình đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Đường, từ năm 622, nhà Đường gọi nước ta là An Nam đặt dưới sự quản chế của đô hộ phủ phương Bắc. Về sự thay đổi tên gọi nước ta thời kỳ này, trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã viết: “Bài thông luận của sử thần họ Ngô[4]: Xét lúc đầu đời Đ­ường chia thiên hạ ra làm 15 đạo, lấy đất 9 quận của nhà Hán làm đạo Lĩnh Nam, còn đất An Nam đặt làm phủ đô hộ, đều thuộc vào đạo Lĩnh Nam thống trị. Đến năm Vũ Đức thứ 5 [622] gọi là Giao Châu. Từ đời Điều Lộ[5] trở về sau không gọi là Giao Châu mà gọi là An Nam.[6].

Trải qua một thời kỳ quan hệ giữa hai nước diễn ra một cách tự nhiên, đến thế kỷ VIII, lần đầu tiên Mai Thúc Loan cùng những người tham gia khởi nghĩa đã liên kết với Chân Lạp để chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Sử cũ chép: “Sơ niên, hiệu Khai Nguyên (713-714), của Huyền Tông, soái trưởng Giao Châu là Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Hắc Đế, ngoài kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập hợp được 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An Nam. Vua Huyền Tông ra lời chiếu sai quan Tả Giám Môn Vệ tướng quân là Dương Tư Miễn và quan đô hộ là Nguyên Sở Khanh qua đánh, cứ noi theo con đường cũ của Mã Viện đi tới phá quân của Loan, thâu những xác chết đắp thành gò lớn rồi kéo về”[7].

Trong bối cảnh và điều kiện thời bấy giờ, một cuộc khởi nghĩa có số quân tham gia lên đến 30 vạn chắc chắn phải là cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn. Cuộc khởi nghĩa đó thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ của cộng đồng cư dân Việt chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Tuy nhiên, số liệu 30 vạn quân tham gia khởi nghĩa là vấn đề cần kiểm chứng. Phần lớn những bộ thư tịch cổ của Việt Nam về sau này như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Việt sử cương mục tiết yếu,… đều chép dựa theo Đường thư của Trung Quốc. Trong khi đó, các tác giả của bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục có những ghi chép nghi ngờ về số lượng của nghĩa quân[8].

Khởi nghĩa của Mai Hắc Đế tuy chưa giành được thắng lợi cuối cùng nhưng đã góp phần quan trọng làm rung chuyển chế độ cai trị của nhà Đường và trở thành một mốc son trong tiến trình đấu tranh của dân tộc Việt trong suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc. Với tài năng và nhãn quan chính trị xa rộng, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa không chỉ phát huy sức mạnh nội sinh, đoàn kết, khơi dậy tinh thần yêu nước, sức mạnh của dân tộc Việt mà còn tận dụng sức mạnh ngoại sinh, liên kết với Lâm Ấp, Chân Lạp nhằm hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đấu tranh lật đổ ách cai trị của nhà Đường.

Bước sang thế kỷ IX, mối liên hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục được duy trì, tuy rằng thời bấy giờ nước ta vẫn chịu sự áp chế của nhà Đường, và sứ đoàn của Chân Lạp đến Giao Châu là để tiến cống chính quyền đô hộ phủ. Sử cũ đã ghi lại: “Trương Châu - Nguyên trước làm An Nam Kinh lược phán quan, đến đời vua Hiến Tông, năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), đổi làm chức Đô hộ Kinh lược sứ... Các nước Chiêm Thành, Chân Lạp đều lo tiến cống. Chiêu chết, Liễu Tử Hậu làm văn tế”[9]. Việc tiến cống của Chiêm Thành cũng như Chân Lạp không chỉ cho thấy sự thuần phục của họ đối với chính quyền An Nam đô hộ phủ, mà nó còn cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam thời kỳ này - vùng đất mà các chính thể phương Bắc luôn coi là cửa ngõ bang giao và thông thương vô cùng cần thiết với các quốc gia phương Nam.

Không những coi Việt Nam thời kỳ này có vị trí tối quan trọng trong lộ trình hải thương khu vực, mà chính quyền phương Bắc còn coi nước ta có vị trí trọng yếu về quân sự, là địa bàn để các chính thể này toan tính các nước cờ chính trị,  quân sự đối với các quốc gia phía Nam trong đó có Chân Lạp. Trong An Nam chí lược, Lê Tắc viết: “Đời Đường, năm Hội Xương thứ 5 (845), tiết mục nói về cách tuyển cử: “An Nam đưa vào thi tiến sĩ không được quá tám người, minh kinh không được quá mười người”. Xét theo phép đời nhà Đường, chức vụ của các quan phiên trấn: Đô hộ An Nam và Phong Châu có nhiệm vụ đề phòng đường bộ, đừng cho người Lĩnh Nam vào Chân Lạp mua khí giới và ngựa.”[10].

Sự triều cống và thuần phục của Chiêm Thành cũng như Chân Lạp tiếp tục được duy trì trong thời gian sau này, sự cũ cho thấy rõ điều đó: “Mậu Dần, (858), Đường Đại Trung năm thứ 12, bấy giờ đói kém loạn lạc liên tiếp, 6 năm không nộp thượng cung (thượng cung là tiền, lụa nộp sang kinh sư để cho vua (Trung Quốc) chi dùng, trong quân không có khao thưởng. Thức bắt đầu sửa sang việc thuế khóa, khao thưởng quân lính. Chiêm Thành, Chân Lạp đều thông sứ lại”[11]. Về sự kiện này, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho biết thêm: “Năm Mậu Dần (858), Giao Châu bấy giờ luôn đói kém và loạn lạc, đến nỗi hàng 6 năm không có thuế nộp lên trên, trong quân lính không có khi nào khao thưởng. Vương Thức mới sửa lễ cống, khao các quân sĩ. Từ đấy, các nước Chiêm Thành, Chân Lạp đều sai sứ đi lại và trả lại những dân đó cướp đi từ trước[12].

Như vậy, dưới thời Bắc thuộc, quan hệ của hai nước chỉ thuần túy là hoạt động hưởng ứng quân sự của Chân Lạp với khởi nghĩa Mai Thúc Loan, hay các hoạt động triều cống của Chân Lạp đến chính quyền đô hộ phủ phương Bắc. Tuy nhiên, chính các hoạt động tưởng chừng như thuần túy đó lại cung cấp những thông tin quan trọng, nó không chỉ phần nào cho thấy vị trí quan trọng Việt Nam trong khu vực thời bấy giờ mà còn có vai trò làm nền và tạo đà cho quan hệ Đại Việt và Chân trong các giai đoạn tiếp theo.

II. Quan hệ Đại Việt - Chân Lạp thế kỷ XI - XVI

            Như đã trình bày ở trên, nếu như quan hệ hai nước dưới thời Bắc thuộc diễn ra thuần túy dưới hình thức liên minh quân sự hoặc các hoạt động tiến cống, thì sau khi Việt Nam giành được độc lập, quan hệ hai nước diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức.

Trong đó, hoạt động thương mại đã diễn ra từ khá sớm, tuy đây có thể chỉ là hoạt động buôn bán phi quan phương. Chính sử đã chép: “Tháng giêng năm đầu Đại Trung Tường Phù (1008). Tháng 9, Giao Châu Vương tâu nói có hai người lái buôn Chân Lạp, bị Giao Châu sảnh trục xuất, trốn đến xin nhập tịch làm dân bản châu. Chân Tông nói: “Người phương xa vì cùng đường phải chạy đến quy phụ, xuống chiếu cấp y phục, tiền bạc và khiến sứ dẫn về nước”[13]. Phải chăng chính vì các hoạt động “thương mại ngoài luồng” mà các lái buôn Chân Lạp đã bị chính quyền Hoa Lư ngăn cấm và trục xuất?

            Điều đáng lưu ý là, các hoạt động giao thương giữa Chân Lạp và Đại Việt không phải là mối quan hệ một chiều. Nếu như nguồn thư tịch cổ Việt Nam phản ánh các hoạt động buôn bán “phi quan phương” của người Chân Lạp thì nguồn tư liệu văn bia của Chân Lạp cung cấp thông tin về các hoạt động thương mại tích cực của thương nhân người Việt ở quốc gia này. Nội dung của một tấm bia dựng năm 987 đã cho thấy điều đó, “trong một bia ký từ Ban That (có thể là Băn Thắt) được dựng dưới thời vua Jayavarman VI (1080-1107) đã chỉ ra rằng thuyền mui (barges - hay có thể là xà lan)[14] đã hoạt động phổ biến ở lưu vực sông Mekong. Thương nhân người Việt được chép trong tấm bia Phum Mien (năm 987) có thể đã sử dụng con đường sông Mekong để đến Chân Lạp, họ khởi hành từ Nghệ An xuyên qua Hà Trại, xuôi xuống hạ lưu sông Mekong”[15].

            Trong mối quan hệ đa dạng, đa chiều của Đại Việt với các quốc gia trong khu vực thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV), nếu như quan hệ với Trung Quốc luôn là mối quan hệ có tính truyền thống nhất; quan hệ với Champa nổi trội về phương diện chính trị, văn hóa; quan hệ với Java, Xiêm, Tam Phật Tề… lại tập trung về giao thương[16]. Vậy thì, quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp diễn ra chủ yếu trên phương diện nào?

Nếu chỉ khảo sát các bộ chính sử, chúng ta có thể thấy rằng quan hệ của Chân Lạp và Đại Việt thời kỳ này chỉ là quan hệ chính trị một cách thuần túy thông qua việc các phái đoàn triều cống của Chân Lạp tới Đại Việt. Có thể thấy được điều này, qua những ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: “Nhâm Tý, (Thuận Thiên) năm thứ 3 (1012), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 5), nước Chân Lạp đến cống”[17]; “Giáp Dần, (Thuận Thiên) năm thứ 5 (1014), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7), nước Chân Lạp sang cống”[18]; “Canh Thân, (Thuận Thiên) năm thứ 11 (1020), (Tống Thiên Hy năm thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nước Chân Lạp đến cống”[19]; “Ất Sửu, (Thuận Thiên) năm thứ 16 (1025), (Tống Thiên Thánh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, nước Chân Lạp sang cống”[20]; “Bính Dần, (Thuận Thiên) năm thứ 17 (1026), (Tống Thiên Thánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, nước Chân Lạp sang cống”[21]; “Quý Dậu, (Thiên Thành) năm thứ 6 (1033), (Tống Minh Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống”[22]; “Kỷ Mão, (Thông Thụy) năm thứ 6 (1039), tháng 12, nước Chân Lạp sang cống”[23]; “Bính Thân, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 3 (1056), (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống”[24]

            Có thể thấy rằng, dưới thời Lý, trong vòng 183 năm (từ năm 1012 đến năm 1195), Chân Lạp cử phái đoàn đến Đại Việt triều cống 24 lần, trong khi đó đến Trung Quốc 5 lần[25]. Như vậy, cứ hơn bảy năm (7,5), Chân Lạp lại đến tiến cống triều đình Đại Việt một lần. Điều đáng lưu ý là, có bốn lần phái đoàn của Chân Lạp đến tiến cống trong vòng hai năm liên tiếp, đó là vào các năm 1025-1026; 1056-1057; 1134-1135; và 1194-1195; còn khoảng thời gian lâu nhất giữa hai lần triều cống là 39 năm (từ năm 1153 đến năm 1191). Số lượng thống kê trên càng trở nên đáng chú ý hơn nếu đặt số lần triều cống của Chân Lạp trong sự đối sánh với số lần tiến cống của Champa đến Đại Việt dưới thời Lý. Chỉ tính riêng dưới thời Lý, Champa tiến cống Đại Việt 22 lần[26], như vậy có nghĩa là số lần tiến cống của Chân Lạp đến triều đình nhà Lý còn nhiều hơn cả số lần tiến cống của Champa - một quốc gia có nhiều mối quan hệ mật thiết cả trên phương diện chính trị, văn hóa với Đại Việt thời kỳ này. Tuy nhiên, một đặc điểm mà chúng tôi cần nhấn mạnh thêm là, ghi chép rất chung chung về mối quan hệ bang giao - triều cống của Đại Việt với nhiều quốc gia trong khu vực thời kỳ này[27], trong đó có Chân Lạp là điều dễ nhận thấy khi khảo sát nguồn chính sử của Việt Nam. Và sử cũ chỉ chép là có phái đoàn của Chân Lạp đến cống, nhưng do ai dẫn đầu, cống phẩm là gì và số lượng bao nhiêu thì không được ghi chép cụ thể. Điều này thật sự tạo nên rất nhiều khó khăn cho chúng tôi trong việc phác dựng lại một cách chân thực và chi tiết hơn nữa về quan hệ chính trị - bang giao giữa hai nước dưới thời Lý.

            Sự khó khăn trong việc khai thác nguồn chính sử ít ỏi trong nước, buộc chúng tôi phải tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ và áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó, nguồn thư tịch cổ của Trung Quốc là nguồn bổ trợ quan trọng. Và khi đi sâu phân tích và liên kết các sự kiện một cách có hệ thống, chúng tôi thấy rằng chắc hẳn số lượng cống phẩm của Chân Lạp đến chính quyền Thăng Long phải hậu hĩnh và phong phú. Chính vì thế mà các phái bộ Chân Lạp mới được vương triều Lý đón tiếp trọng thị. Toàn thư viết: “Mậu Tuất, (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 9 (1118), (Tống Trùng Hòa năm thứ 1). Tháng 2, sứ nước Chân Lạp sang chầu. Đặt lễ yến tiệc mùa Xuân và mở hội khánh thành bảy bảo tháp. Bấy giờ xuống chiếu cho Hữu ty bày nghi trượng ở điện Linh Quang, dẫn sứ giả đến xem”[28]. Nhận định này càng được thấy rõ hơn khi chúng ta đặt sự tiến cống của Chân Lạp đối với Đại Việt trong tương quan so sánh với sự tiến cống của quốc gia này đến nhà Tống (Trung Quốc) hay mối quan hệ bang giao với Champa. Sách Văn hiến thông khảo của tác giả Mã Đoan Lâm (1245-1322) đã chép lại rằng: “Nước ấy (Chân Lạp - TG chú) xưa cùng với Chiêm Thành là láng giềng hòa hảo, tuế cống vàng nghìn lạng. Ngày rằm tháng năm, năm thứ tư niên hiệu Thuần Hy (năm 1177 - TG chú), chúa Chiêm Thành đem binh thuyền đánh úp kinh đô nước ấy. Nước ấy thề phải báo thù. Năm Kỷ Mùi niên hiệu Khánh Nguyên (năm 1199 - TG chú), cử đại quân xâm nhập Chiêm Thành, lại lập người Chân Lạp làm chúa Chiêm Thành. Nay cũng là thuộc quốc của Chân Lạp”[29]; “Năm thứ sáu niên hiệu Khánh Nguyên, phủ Khánh Nguyên nói vua nước ấy lên ngôi. Năm thứ hai mươi sai sứ dâng biểu cống voi tốt hai con cùng sản vật địa phương. Chiếu ban xuống báo đáp họ ưu hậu và dụ rằng nước ấy vốn phải vượt đường biển xa xôi, từ nay về sau miễn phải vào cống nộp”[30]. Còn theo sách Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát: “Nước này (Chân Lạp - TG chú) vốn giao hiếu với nước Chiêm Thành hàng năm cống vàng”[31].

            Không những vậy, với cách nhìn đối sánh khi đặt Đại Việt, Champa và Chân Lạp trong những mối tương tác chính trị phức tạp thời bấy giờ, chúng ta không chỉ phần nào có thể liên tưởng đến số lượng, quy mô của cống phẩm mà còn thấy được một phần nguyên nhân mà chính quyền Chân Lạp cử phái đoàn đến triều đình nhà Lý. Điều này đúng như nhìn nhận của học giả D.G.E. Hall qua tham khảo, phân tích các tài liệu bia ký và thư tịch cổ về Khmer: “Việc chinh phục Champa là thành tựu quân sự lớn nhất của triều đình Jayavarman (tức năm 1199 - TG chú). Đức vua rất kiên trì và thận trọng trong việc chuẩn bị hành động báo thù, thậm chí đã cử sứ thần đem quà đi thăm vua Đại Việt nhằm bảo đảm sự trung lập của Đại Việt[32]. Sự kiện chính trị - quân sự này tương ứng với ghi chép của chính sử Việt Nam về các lần triều cống của Chân Lạp đến chính quyền Thăng Long vào các năm 1191, 1194 và 1195; phải chăng để tranh thủ được sự trung lập của Đại Việt chắc hẳn cống phẩm của Chân Lạp mang sang tiến cống phải rất có giá trị?

Bên cạnh đó, phải chăng chính tính cách phóng khoáng và thái độ cởi mở của triều Lý khiến không chỉ giới quý tộc Trung Quốc, Champa mà ngay cả giới quý tộc Chân Lạp cũng coi Đại Việt là địa điểm lưu trú lý tưởng, là môi trường thuận lợi để phát triển các hoạt động kinh tế. Có thể thấy được sự kiện đó nhiều lần qua các bộ chính sử. Đối với Chân Lạp, vào năm: “Giáp Thìn, (Thiên Phù Duệ Vũ) năm thứ 5 (1124), (Tống Tuyên Hòa năm thứ 6). Mùa hạ, tháng 4, người nước Chân Lạp là Kim Đinh A Truyền cùng 4 người gia đồng sang quy phụ”[33]. Qua nghiên cứu của mình, học giả H. Maspero cũng đã cung cấp những chi tiết rất rõ ràng về sự kiện này: “Thực vậy, vào năm 1023 và 1024, nước Đại Việt không ngừng cho trú ngụ những toán người Cao Miên hay người Chăm tìm cách ẩn náu trên lãnh thổ của mình”[34]. Chúng ta sẽ thấy số lần triều cống của Chân Lạp đến vương triều Lý qua bảng thống kê dưới đây.

 

Bảng thống các phái đoàn triều cống của Chân Lạp

đến Đại Việt dưới thời Lý[35]

STT

Năm

Thời gian

Người dẫn đầu

Cống phẩm

Số lượng

1

1012

Tháng chạp

?

Sang cống

?

2

1014

?

?

Sang cống

?

3

1020

?

?

Sang cống

?

4

1025

?

?

Sang cống

?

5

1026

?

?

Sang cống

?

6

1033

?

?

Sang cống

?

7

1039

Mùa đông, tháng chạp

?

Sang cống

?

8

1056

?

?

Sang cống

?

9

1057

Mùa thu, tháng 8

?

Sang cống

?

10

<

0