Vua Hàm Nghi - một họa sĩ (II)
VNN - Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một ...
VNN - Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hoá của dân tộc mình.
Vua Hàm Nghi - một hoạ sĩ
Dáng dấp lạ lẫm, gợi cảm cùng với sự trang nhã của hoàng tử và sự bí ẩn của chàng đã tạo nên mối thiện cảm lớn lao trong lòng nữ văn sĩ Nga. Và bà cùng với bạn bè của mình đã trở thành khách mời tại nhà ông, nơi mà bên cạnh những bản thảo và nhạc cụ (cả Đông và Tây), bên cạnh các bản nhạc (mà giữa chúng có cả các tác phẩm của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Mikhain Ivanôvich Glinka), thì thu hút sự chú ý của khách lại là những bức tranh do chính hoàng tử vẽ, chúng chứng tỏ cho khách thấy tài năng nghệ thuật của ông.
Huế - Ảnh: vavtoday.com
Ở đó còn có chiếc giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trong biệt thự của hoàng tử, nữ văn sĩ Nga còn nhìn thấy “những vật quý giá và thiêng liêng như: Những tấm lụa quý treo tường, cùng với những câu danh ngôn của Khổng phu tử được dát bằng vàng trên lụa, những nhạc cụ của đất nước chàng, những cuộn bản thảo, mực và bút trên bàn viết, những chiếc chiếu cói trên nền nhà. Ở một chỗ khác trong nhà là cây đàn dương cầm, chiếc viôlông, những bản nhạc, giữa chúng tôi tìm thấy Glinka của chúng ta, và giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, chúng cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn giấu tâm hồn của một nghệ sĩ lớn.” (Sepkina-Kupernhic, tr.398). Qua nhận xét này của nữ văn sĩ - một người có tầm hiểu biết nghệ thuật sâu rộng, đã biểu lộ niềm kính trọng lớn lao đối với Hàm Nghi.
Vua Hàm Nghi vẽ gì trong những bức tranh đầu tiên của mình? Nữ văn sĩ đã thông báo ngắn gọn điều đó: “Khu vườn của chàng... Những cửa vòm kiểu La Mã ở Tamgađa, cảnh hoàng hôn trên biển..., cảnh điêu tàn của Kôxntantina và cánh rừng cọ El-Kantari, mái vòm trắng của nhà mộ Marabi, những trẻ em da đen - tất cả đều sống động, hiện lên trên nền vải.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 398). Rõ ràng, nhà vua đã vẽ mẫu thực tất cả những gì ông có thể quan sát được trực tiếp.
Nữ văn sĩ đã viết một đoạn cần thiết để lồng vào thiên truyện ký của mình, nói về bi kịch sâu kín của hoàng tử và đất nước thân yêu, cùng với khát vọng về tự do, về nền độc lập trước bọn thực dân của chàng. Trong số những người tới làm khách, có một người dường như muốn tỏ sự quan tâm tới chàng: “Thật là có lỗi, nếu như không triển lãm những tác phẩm của mình ở Pari, thưa hoàng tử ? - Một phụ nữ xinh đẹp người Pháp có mặt ở đó hỏi một cách nông nổi. Hoàng tử hơi tái mặt, chàng tỏ ra hào hiệp, lịch sự nhưng vẫn trả lời một cách dứt khoát: - Tôi lại cho rằng, sẽ là có lỗi nếu triển lãm những bức tranh của mình ở Pari !”( Sepkina-Kupernhic, tr.399).
Ý thức tự hào và lòng tự trọng về đất nước thân yêu bị xúc phạm được biểu hiện trong câu trả lời tế nhị và giàu ý nghĩa của hoàng tử. “Và ý nghĩa chân chính của câu trả lời này đã thức tỉnh tôi!” - nữ văn sĩ kết luận. Hoàng tử đã có thể cởi mở với nữ văn sĩ hơn là với những người Pháp về những quan điểm chính trị của mình với niềm xúc động khi nhớ về Tổ quốc.
“Nhưng rõ ràng rằng, chàng không muốn và không có thói quen nói chuyện với những kẻ xâm lược đất nước mình và cái gì đang rung động trong trái tim chàng, đang muốn tìm kiếm lối thoát, chàng có thể dễ dàng cởi mở với một người sinh ra ở đất nước Nga xa xôi. Chàng tin rằng, sự động chạm của bàn tay tôi sẽ không thể làm đau chàng, và lần đầu tiên thật bất ngờ, chàng đã bắt đầu nói với tôi về chính Tổ quốc mình.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 402). Nữ văn sĩ đã thấy cần phải nhấn mạnh: “Và cuộc nói chuyện của chúng tôi đã bắt đầu: đó là cuộc đối thoại giữa hai người khác nhau, hai nền văn minh, hai chủng tộc.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 401).
Ở nhà văn Nga biểu lộ tư tưởng về sự bất thường của cuộc tọa đàm này, về ý nghĩa to lớn của sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chủng tộc, các nền văn minh và các dân tộc. Giữa nữ văn sĩ Nga và Hàm Nghi đã hình thành một tình bạn, một sự tin cậy lẫn nhau. Có thể nói rằng, những miền khác biệt của bầu trời văn hoá đã gặp gỡ nhau...
Cuộc đàm đạo đầy xúc động của hoàng tử với nữ văn sĩ Nga về Việt Nam - đất nước đang bị bọn thực dân nô dịch, niềm tin và mối thiện cảm của ông đối với bà (cuối cùng vào năm 1902 ông đã viết cho bà) - là những tình tiết quý báu trong lịch sử quan hệ văn hoá Nga - Việt. Hoàng tử còn cho bà biết rằng, ông đang viết bằng tiếng mẹ đẻ một cuốn sách bàn về học thuyết Nho giáo, “Chàng không nói với ai về điều đó, nhưng điều đó tạo nên mục đích cuộc đời chàng”.
Chàng kể về Kinh đô của mình, “về ngôi báu đang bị kẻ không có quyền được ngồi trên đó chiếm đoạt”, kể từ đó chàng “đã bị tước mất quyền, thậm chí quyền được ngắm nhìn bầu trời thân yêu của mình” (Sepkina-Kupernhic, tr. 402). Như vậy là, vào năm 1902, nữ văn sĩ Nga Tachiana Sepkina-Kupernhic đã đàm đạo ở Angiêri với cựu hoàng Hàm Nghi về cố đô Huế của Việt Nam.
Vẫn còn có một chi tiết quan trọng: Hàm Nghi không chỉ biết về nước Nga, nghĩ về nó mà còn mơ ước được đến thăm mảnh đất này:
“Sau đó chàng nói:
- Tôi mong muốn được nhìn thấy những bông tuyết và những miền thảo nguyên của đất nước bạn...
- Hãy đến chỗ chúng tôi! - Tôi bật ra lời mà không hề suy nghĩ.
Hoàng tử cúi thấp đầu.
Lát sau chàng ngẩng lên nhìn tôi và mắt chàng đẫm lệ.
- Tôi là một con chim bất hạnh bởi sợi dây đang buộc chặt chân mình. Chàng khẽ khàng thốt lên cùng với nụ cười thường lệ, nhưng lúc này nụ cười ấy đã trở nên đau đớn.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 403).
Sepkina-Kupernhic đã cảm thấy và truyền đạt lại được toàn bộ tấn bi kịch sâu lắng trong lòng vua Hàm Nghi, những khát vọng cao cả và mối lo âu tới số phận của đất nước Việt Nam thân yêu của ông, nỗi buồn của nhà vua về cố đô Huế, truyền đạt lại cho chúng ta ngày nay mối quan tâm của Người tới nền triết học Nho giáo, tới âm nhạc (phương Đông và phương Tây), kể về tài năng nghệ thuật khác thường của nhà vua và sự quan tâm của Người tới nước Nga xa xôi…
Hàm Nghi không đạt được nguyện vọng là đến thăm nước Nga, không nhìn thấy những bông tuyết Nga. Nhưng tâm nguyện của ông, vào đầu thế kỷ XX - hầu như đã một trăm năm trước chúng ta - mơ ước được đến nước Nga, vẫn không hề bị quên lãng, bởi nữ văn sĩ Nga T.L. Sepkina-Kupernhic đã kể lại điều đó cho tất cả mọi người.
Bà đã thể hiện sự yêu thích thực lòng tài năng hội họa của Hàm Nghi qua những bức tranh đầu tiên của nhà vua- họa sĩ. Cần phải lưu ý bạn đọc rằng, giai đoạn này, nền hội họa hiện đại của Việt Nam còn chưa hình thành, nó mới chỉ thực sự đang nảy sinh. Về những bức tranh được sáng tác trong thời gian trên, tôi mới chỉ được biết có một bức. Đó là tác phẩm “Bình văn” của họa sĩ Lê Văn Miến, ra đời năm 1898 và được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.
"Bình văn" (1898) - Tranh: Lê Văn Miến
Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu - với thể loại tranh sơn dầu, bằng sự tính toán theo phép phối cảnh. Hàm Nghi cần phải được coi là người mở đầu cho nền hội họa mới của Việt Nam. Và điều rõ ràng là ông đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp.
Tất nhiên, đối với lịch sử hội họa Việt Nam, điều lý thú đặc biệt là những câu chuyện được kể về những bức tranh của vua Hàm Nghi, mặc dù đó chỉ là một vài bức. Quan trọng hơn, việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của ông rõ ràng đã làm giàu có thêm nền văn hóa Việt Nam.
Nhưng ở đâu có thể còn đang lưu giữ những bức tranh của vua Hàm Nghi? Điều cần lưu ý thứ nhất là, bởi ông có thời gian sống rất lâu ở Bắc Phi, mất năm 1944 cũng tại đó và được mai táng trong khu vườn biệt thự Gia Long của mình ở ngoại vi trước đây của thành phố El-Biar (ngày nay nằm trong phạm vi của Thủ đô Angiêri - thành phố Angiê), thì việc trước hết là phải tìm kiếm ở chính nơi này.
Tiếp theo, không còn nghi ngờ gì nữa, khả năng rất lớn là những bức tranh của vua Hàm Nghi hiện đang còn ở Pháp. Đó là điều cần lưu ý thứ hai. Điều thứ ba, chúng tôi quan tâm đến một sự kiện đáng lưu ý trong cuộc đời Hàm Nghi từ tài liệu được lưu trữ. Năm 1902 ông đã đến Pari. Mục đích của chuyến đi là để cưới con gái của Laloer - một quan chức lớn của nước Pháp.
Chúng tôi sẽ dẫn ra đây bức thư được gửi từ Pari của nữ văn sĩ Nga Maria Vxevôlôđôpna Krextôpxkaia cho bạn gái của bà là M. Theixa. Bức thư nói về chính M.V. Krextôpxkaia, người đã có mặt vào đầu năm 1902 tại Angiêri cùng với T.L. Sepkina-Kupernhic; cha bà chính là nhà văn Nga nổi tiếng Vxevôlôđ Vlađimirôvich Krextôpxki, tác giả của cuốn tiểu thuyết được nhiều người biết đến Những vùng hẻo lánh ở Pêterburg, ông đã có mặt ở Sài Gòn vào năm 1880 và đã viết tặng thành phố Việt Nam này một ký sự tuyệt vời.
Bức thư viết cho M. Theixa đề ngày 19 tháng Sáu năm 1902: “Hoàng tử An Nam đã có mặt được một vài ngày ở Pari, tôi đã gặp chàng và ngay lập tức chàng đã hỏi thăm tin tức của cô bạn gái chưa chồng Tachiana (Sepkina-Kupernhic). Chàng nói: Tôi gần đây không hề nhận được tin tức của Tachiana, và muốn biết khi nào nàng sẽ tới Pari. Thời gian vừa rồi Tachiana có ở Maxcơva không nhỉ, tôi đã gửi thư đến đó, không hiểu nàng có nhận được không? Chúng tôi tập trung nhóm các bạn trẻ quen biết Hoàng tử An Nam để có mặt trong tiệc cưới của chàng sẽ tổ chức vào ngày 9 tháng Bảy”.
Có đúng thế chăng, bức thư này mang đầy ý nghĩa? Hàm Nghi đã đi từ Angiêri đến Pari và đã gặp một người phụ nữ Nga, và ngay lập tức hỏi thăm tin tức về người bạn gái yêu quý của mình, nữ văn sĩ Nga Tachiana. Còn nữa, vua Hàm Nghi đã trở thành trung tâm chú ý của những người phụ nữ Nga. Mọi chuyện thật sự đã xảy ra ở Pari, chứ không phải ở Maxcơva hay ở Peterburg. Ngoài ra, từ bức thư chúng ta còn biết rõ rằng: trong đám cưới của cựu vương Việt Nam vào ngày 9 tháng Bảy năm 1902 có mặt một phụ nữ Nga. Có thể ở đó còn có mặt những người Nga khác nữa.
Cũng cần biết rằng, cuộc hôn nhân của Hàm Nghi với con gái của Laloer đã cho ra đời hai người con gái. Cả hai đều là những người thành đạt và sống ở châu Âu. Chắc rằng con cháu họ vẫn còn gìn giữ những bức tranh của họa sĩ Hàm Nghi.
Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hóa của dân tộc mình.
- Vũ Thanh (dịch từ bài của GS.TS. N.L.Nikulin)
khoá học thiết kế web tphcm giá rẻ thiet bi bếp nhà hàng tai tphcm cong ty thiet ke web tphcm cong ty may đồng phục tai tphcm mua mua container cũ gia re mua bán đàn guitar gia re ban mat ong rung nguyen chat gia re dai ly ống nước tien phong cuoc vũ đạo vu dao ban bình nóng lạnh tai tphcm Chóng mặt chong mat quan Cafe Phố Sữa Đá MacCoffee ống nhôm tien dat