Tết Đoan Dương – Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp lễ tết quan trọng theo truyền thống và văn hóa phương Đông nói chung và đời sống tin ngưỡng của con người Việt Nam nói riêng. Các bạn trẻ có thể chưa biết Tết Đoan Ngọ là gì bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như ...
Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp lễ tết quan trọng theo truyền thống và văn hóa phương Đông nói chung và đời sống tin ngưỡng của con người Việt Nam nói riêng. Các bạn trẻ có thể chưa biết Tết Đoan Ngọ là gì bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như không được cha mẹ chỉ dẫn, không được đọc, tham khảo tài liệu…
Tết Đoan Ngọ là gì| Tết Đoan Dương là gì | Tết Đoan Ngọ ngày nào Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương – ngày tết truyền thống tại một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Khi được “chuyển thể” nó cũng có những tên gọi khác nhau như Tết chiết sâu bọ, Ngày giết sâu bọ, Tết mùng 5 tháng 5… những thông tin dưới đây giúp lý giải câu hỏi Tết Đoan Ngọ là gì đang được nhiều người quan tâm hiện nay.[Tết Đoan Ngọ là gì] Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa – tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân – móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…
Tại mỗi nước khác nhau những tục lệ và nghi thức cho ngày Tết Đoan Ngọ lại khác nhau. Ở Đông Á có Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc ngày Tết này được bảo tồn và chân trọng lưu giữ. Để bạn đọc dễ ghi nhớ Tết Đoan Ngọ là gì chúng tôi sẽ tóm tắt lại những ý chính nêu trên.
TÓM TẮT KHÁI NIỆM TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ
– Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi là Tết Đoan Dương
– Được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch
– Là ngày Tết truyền thống dựa trên:
+ Văn hóa
+ Tín ngưỡng dân gian
– Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa đánh dấu một giai đoạn mới:
+ Mùa màng bội thu
+ Sinh nhai thuận lợi
– Tết Đoan Ngọ có các tục lệ như:
+ Tục chiết sâu bọ
+ Tục nhuộm móng chân – móng tay
+ Tục tắm nước lá mùi
+ Tục khảo cây lấy quả
+ Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…
Khi nói tới việc đặt tên chúng ta đều nhận thấy đây là một từ ghép Hán – Việt trong đó Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ chỉ thời gian cụ thể là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Chính vì thế khi ăn Tết Đoan Ngọ chúng ta phải ăn vào buổi trưa và vào khung giờ Ngọ là đúng nhất.
Ngoài ra Đoan Ngọ còn để chỉ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, trùng với ngày hạ chí tạo ra những hình ảnh theo quan niệm dân gian là tốt. Còn Y học Phương Đông lại cho rằng hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người ngày Đoan ngọ đều lên cao hơn những ngày trong năm thậm chí là lên đến tột bậc.
Ngày Tết Đoan Ngọ cũng được nhiều người gọi với những cái tên dân dã hơn như ngày chiết sâu bọ chẳng hạn, bạn đọc quan tâm nên tham khảo bài viết ngày chiết sâu bọ là gì mà chúng tôi thực hiện trước đó.
Trong ngày Tết Đoan ngọ chúng ta không chỉ có một tục duy nhất là tục giết sâu bọ mà còn có các tục khác như: Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ, Tục treo ngãi cứu để trừ tà, Tục đi siêu, Tục nhuộm móng chân móng tay, Tục đeo bùa tui bùa túi, Tục tắm nước lá mùi… và hàng chục hoạt động tín ngưỡng tâm linh khác như ăn gì, sinh hoạt như thế nào và các buổi trong ngày, đi hái thuốc, con rể “sêu” cha mẹ vợ, học trò lễ tết thầy…
Trên đây là một số thông tin lý giải cho câu hỏi Tết Đoan Ngọ là gì mà nhiều bạn đọc đang thắc mắc. Khi cần thêm khái niệm mới mà trên website Thuatngu.org chưa có các bạn có thể gửi câu hỏi theo địa chỉ Email trong phần “Gửi câu hỏi” của trang web để được hỗ trợ. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết này.
Comments for Facebook
comments