Cách kiểm tra Website có bị Google phạt không?
Hướng dẫn kiểm tra Website có bị Google phạt không Vào một ngày không đẹp trời lắm bạn thấy lượng traffic trên website của mình đột biến theo hướng tiêu cực, giảm điên đảo thì rất có thể web đó đã “dính” Google Penalty hay còn được ...
Hướng dẫn kiểm tra Website có bị Google phạt không
Vào một ngày không đẹp trời lắm bạn thấy lượng traffic trên website của mình đột biến theo hướng tiêu cực, giảm điên đảo thì rất có thể web đó đã “dính” Google Penalty hay còn được gọi đơn giản là bị Google phạt. Để chắc chắn hơn chúng ta có thể tự kiểm tra Website có bị Google phạt không thông qua hướng dẫn dưới đây.
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA WEBSITE CÓ BỊ GOOGLE PHẠT KHÔNG
Nội dung trước các bạn đã biết cách kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa thông qua tiện ích Seoquake; nếu chưa biết có thể tham khảo lại bài viết hướng dẫn kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa và dưới đây là 10 bước kiểm tra Website có bị Google phạt không, mời các bạn cùng theo dõi…
[Google Penalty là gì] Google Penalty là một hình thức phạt mà Google đặt ra, theo dõi và xử lý những Website vi phạm các thuật toán của hãng. Google Penalty “đánh” rớt Traffic, giảm độ Crawl, rớt PR, không Index trên Google…
Lưu ý: Bài viết khá dài, bạn đọc kiên nhân đọc, làm theo thứ tự và cần áp dụng kết hợp để có kết quả tốt nhất.
1. Search Google
Search Google chính là công cụ đầu tiên bạn cần làm để check xem Website có bị Google phạt không.
Một website bị Google phạt sẽ không có giá trị SEO– Bạn vào Google.com hoặc Google.com.vn và nhập thông tin theo cấu trúc [site:yoursite.com] để xem số lượng kết quả trang bạn được index.
– Ví dụ: Site:thuatngu.org
– Nếu không tìm thấy URL web của mình hay kết quả nào thì rất có thể web đó đã bị Google Penalty (Google phạt) rồi.
2. Kiểm tra thông qua File robots.txt
Nếu như đã chặn Google index URL thì bạn cần phải xem lại File robots.txt của mình xem có lỗi gì không, trường hợp chặn thì cần gỡ bỏ ngay đồng thời check lại thẻ Meta ROBOTS xem đặt NOINDEX và NOFOLLOW chưa.
3. Kiểm tra báo lỗi trong Webmaster Tools
Webmaster Tools là công cụ miễn phí được Google cung cấp cho người dùng. Bạn đọc truy cập vào: http://www.google.com/webmasters/ để tiến hành kiểm tra những lỗi trên website của mình.
Kiểm tra Website có bị Google phạt hay không dựa trên Webmaster ToolsMột số lỗi thường gặp mà chúng ta có thể sử dụng Webmaster Tools để xem như: lỗi 404, bị virus, liên kết có chứa virus, trùng lặp nội dung…
4. Kiểm tra xem Google PageRank
Google PageRank cho biết một số thông tin liên quan tới sự phát triển của một website, vì thế nếu Google PageRank giảm điều đó cho thấy nó đã bị Penalty. Đây cũng là cách kiểm tra web bị Blacklist.
5. Kiểm tra thứ hạng Domain
Sử dụng chính Search Google để tìm kiếm Domain/Tên miền của bạn bằng cách nhập theo cú pháp “domain-name”.
– Ví dụ: thuatngu (không có đuôi .org)
Nếu trước đó có kết quả còn bây giờ thì không điều đó cho thấy web bị Google phạt rồi; trường hợp web mới làm thì không dùng cách này được.
Bạn đọc chưa biết thế nào là tên miền có thể xem thêm bài viết tên miền miền là gì mà chúng tôi đã thực hiện trước đó để hiểu rõ hơn.
6. Kiểm tra Blacklist
Google Blacklist là danh sách các website được Google cho là không an toàn đối với người dùng. Vì thế nếu đang nghi ngờ Website có bị Google phạt không hãy kiểm tra xem web đó có trong Blacklist không.
– Ví dụ: http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=thuatngu.org
– Bạn thay đuôi =thuatngu.org bằng địa chỉ web của bạn.
7. Bạn có chơi với “người xấu”
Một trong mười bước kiểm tra Website có bị Google phạt không có lẽ lạ nhất là bước thứ 7 này. Khái niệm “người xấu” nghe ra khá lạ bởi máy, roboot thì làm sao mà biết được “người xấu” với người tốt.
– “Người xấu” là gì: nếu website bạn còn có link IN hay OUT từ/đến trang “xấu” hoặc trang bị Google phạt thì web của bạn sẽ bị vạ lây.
– Tránh xây dựng backlink, liên kết trỏ về từ các site có tiểu sử phát triển không rõ ràng, Spam, nội dung dính bản quyền… bạn sẽ bị “ăn đòn” oan.
8. SEO thái quá, tập chung quá thành Spam
Bởi vì các con boot của Google chúng hoạt động rất nguyên tắc; một là một, hai là hai cho nên việc nhồi nhét, spam, đặt quá nhiều Anchor-Text giống nhau… sẽ dẫn tới việc Google phạt website của bạn.
Spam – tội lỗi dẫn tới việc SEO không thành côngBạn nên có các Anchor-Text dài thay vì tập chung tuy nhiên Anchor-Text này phải có chứa từ khóa chính cần SEO.
9. Tìm kiếm từ khóa xác định
Về cơ bản khi tìm kiếm 1 từ khóa chúng ta chỉ cần gõ tên nó vào Google là xong. Tuy nhiên Google còn có một cách khác để tìm kiếm từ khóa chính xác hơn, xác định trọng yếu tốt hơn. Đó là đặt từ khóa trong nháy kép.
– Ví dụ: “SEO là gì” thay vì chỉ gõ có SEO là gì như thông thường.
10. Nội dung trùng lặp/sao chép
Những nội dung trùng lặp/sao chép đã có rồi thì Google sẽ không index, không thu thập nữa, nói cách khác nó bỏ qua (Omitted) bằng cách thêm thông số &filter=o vào chuỗi URL tìm kiếm.
Muốn Website có thứ hạng cao, không bị Google phạt hãy xây dựng nội dung thật tốtVì nội dung là tối quan trọng vì thế cần xây dựng cho tốt trước khi nghĩ tới chuyện làm SEO, SEOer không chỉ biết “cắm đầu” vào dilink, một SEOer thực thụ phải Pro về cả nội dung.
MỘT SỐ LÝ DO KHÁC KHIẾN GOOGLE PHẠT WEBSITE
– Ở trên là 10 bước/cách kiểm tra Website có bị Google phạt không, ngoài ra nếu bạn lạm dụng: Farm Links, Low Quality Web Directories Links, Forum Signature SPAM, Text ẩn, Link ẩn, Paid links, 2-way links, Blog Comment SPAM, tự động Refresh sang trang khác bằng thẻ META Eefresh hoặc Javascript… thì cũng sẽ bị Penalty.
– Các thuật toán mà Google áp dụng có thể thay đổi, bổ sung ở những thời điểm khác nhau vì thế bạn vào địa chỉ này http://www.seomoz.org/google-algorithm-change để cập nhật thuật toán mới.
CÁCH XỬ LÝ WEBSITE BỊ GOOGLE PHẠT
Sau khi tiến hành kiểm tra Website có bị Google phạt không nếu không may bị phạt mà bạn lại mong muốn Google “gỡ án” cho mình. Hãy thực hiện cách dưới đây.
– Sửa tất cả các lỗi đang gặp phải khi check ở các bước trên
– Tối ưu lại web
– Xây dựng thêm nội dung mới
– Gửi kháng nghị theo địa chỉ https://www.google.com/webmasters/tools/reconsideration
– Chờ đợi Google xóa án và index bình thường… nhìn chung làm SEO khắc nghiệt phải không các bạn.
Trên đây là bài viết hướng dẫn kiểm tra Website có bị Google phạt không bạn đọc có thể áp dụng để check bất cứ web nào bị nghi ngờ Blacklist, Penalty. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm cách tăng độ Trus cho web qua bài viết hướng dẫn tăng độ Trust Rank trong SEO. Chúc các bạn SEO an toàn, thành công, hoan hỷ.
Comments for Facebook
comments