23/05/2018, 15:04

Đặc điểm của loài đà điểu hoang dã

Những châu lục nào có đà điểu rừng sinh sống? hoang dã sống ở các vùng Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Algéric, Tunisie, Soudan… Chúng sống thành từng bầy đàn nhỏ ở vùng hoang mạc và thảo nguyên, từ trước Công nguyên ba bốn ngàn năm. Và suốt bốn năm ngàn năm đầu chúng không bị loài người săn ...

Những châu lục nào có đà điểu rừng sinh sống?

hoang dã sống ở các vùng Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Algéric, Tunisie, Soudan… Chúng sống thành từng bầy đàn nhỏ ở vùng hoang mạc và thảo nguyên, từ trước Công nguyên ba bốn ngàn năm. Và suốt bốn năm ngàn năm đầu chúng không bị loài người săn bắt vì liệt chúng vào loài linh điểu. Tuy được “biệt đãi” như vậy nhưng đà điểu cũng không thể sinh sôi nảy nở nhanh được vì trong đời sống hoang dã đà điểu vừa đẻ ít trứng (khoảng dưới 40 trứng một năm), mà chim con lại khó nuôi.

Đà điểu hoang dã có cách sống ra sao?

Người ta gọi đà điểu là chim lạc đà, chim voi, hay chim chạy, vì giống chim này không biết bay mà chạy nhanh bằng sức ngựa, từ 40km đến 70km/giờ trên các vùng thảo nguyên và các hoang mạc rộng lớn. Ngoài mùa sinh sản, ít khi gặp chúng sống thành bầy đàn mà thường sống riêng lẻ từng con. Chỉ đến mùa sinh sản    trống mái mới hợp nhau lại thành từng “tổ” một trống với ba bốn mái, năm mười mái… Trong đời sống hoang dã, đà điểu ăn tạp: cỏ, động vật nhỏ có vú, các loài bò sát, côn trùng, trứng của loài chim khác và cát sỏi.. Đặc biệt giống        chim chạy này không sống thuần với thức ăn cỏ và cát, sỏi hạt, nhỏ, nhưng thiếu những thức  ăn  này không được.

Có bao nhiêu giống đà điểu?

Đà điểu có hai loại:

Loại Struthioniiormes

Loại Aptérygii

Loại Struthioniiormes gồm những chim có vóc dáng cao to, và bàn chân chúng chỉ có 2 hoặc 3 ngón.

Còn loại Aptérygiibrmes gồm những chim có vóc dáng vừa phái, và bàn chân có tới 4 ngón.

Giống đà điểu lớn con Struthioniibrmcs có ba giống tiêu biểu sau đây:

Đà điểu châu Phi Autruschos (Ostrich)

Trước đây giống này có đến bốn loài là: đà điểu Bắc Phi (Struthio camelus Linacus), đà điểu Nam Phi (Stnithio autralis Gurnev), đà điêu Đông Phi (Struthlo massaicu.s Newmann). và đà điểu Somali (Struthio molvbdoplanes). Bốn giống trên đây nay không còn rặc giống mà chúng đã lai tạp với nhau qua lại nhiều đời, nên còn một loại tiêu biểu là giống Ostrich (Struthio camelus Dumesticus). Tại Nam Phi cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang ưa chuộng nên nuôi với số lượng nhiều nhất.

Đà điểu easoars, tức đà điểu Úc cổ trụi, tiêu biểu có giống Emu (Dromacus novae Ilollandica).

Đà điểu Nanduus tức đà điểu Mỹ, tiêu biểu có giống Khoa (Rhoa Amtirican).

Còn loại Aptérvgiiòrmes có giống Aptcryx, tiêu biểu là chim Kiwis, có chiều cao khoảng 50cm và nặng hơn 3kg, giống chim này đẻ rất ít, mỗi mùa sinh sản chỉ đẻ được vài lứa, và mỗi lứa chỉ được 1 đến 3 trứng, thời gian ấp kéo dài đến hai tháng rưỡi, chỉ do chim trống ấp và nuôi con. Trong tương lai, loài Kiwi có thể bị tuyệt chủng, nếu không có phương cách bảo tồn chúng.

0