Củ hà thủ ô có tác dụng gì? Khám phá công dụng của củ Hà thủ ô
Từ lâu ông bà ta đã nói “Muốn cho xanh tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Như vậy chúng ta cũng đã hình dung ra phần nào tác dụng của củ hà thủ ô đối với sức khỏe cũng như vẻ đẹp và sự trẻ trung của chúng ta. Có 2 loại hà thủ ô là: Hà thủ ô đỏ và trắng. Tuy nhiên, trong ...
Từ lâu ông bà ta đã nói “Muốn cho xanh tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Như vậy chúng ta cũng đã hình dung ra phần nào tác dụng của củ hà thủ ô đối với sức khỏe cũng như vẻ đẹp và sự trẻ trung của chúng ta.
Có 2 loại hà thủ ô là: Hà thủ ô đỏ và trắng. Tuy nhiên, trong Đông y hà thủ ô đỏ mới chính là vị thuốc đúng. Theo y học cổ truyền, củ hà thủ ô đóng vai trò như một vị thuốc bổ can thận, nhuận tràng, thông tiện, ích tinh huyết, làm đen râu tóc.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, hà thủ ô có dược lý khá đa dạng như điều chỉnh rối loạn lipid máu, phòng chống vữa xơ động mạch, thúc đẩy sản sinh hồng cầu, bảo vệ gan, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của tuyến nội tiết, nhất là tuyến giáp trạng và thượng thận. Bên cạnh đó, hà thủ ô cũng giúp kháng khuẩn, nhuận tràng, tăng khả năng chống rét, chống lão hóa.
Củ hà thủ ôBài thuốc từ hà thủ ô làm đen râu tóc, khỏe gân xương
– Bài thuốc gồm 600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng tất cả đem ngâm trong nước vo gạo liên tục bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ. Tiếp theo, đãi sạch đậu đen, cho một lượng nhỏ hà thủ ô và một lượt đậu đen vào một cái chõ, đồ chín rồi lấy riêng hà thủ ô mang ra phơi khô, sau đó tiếp tục đồ. Làm chín lần rồi sấy khô hà thủ ô, tán bột. Việc này sẽ giúp tận dụng antycyanidin của đậu đen để làm hạn chế tính chất và dẫn đến táo bón của cũ hà thủ ô.
– Lấy xích phục linh và bạch phục linh mỗi thứ 600g, cạo vỏ, tán bột, mang đi đãi với nước để làm sạch, lọc lấy bột lắng, vo thành nắm, tẩm với sữa mẹ sau đó phơi khô.
– Lấy 320g ngưu tất tầm rượu để trong một ngày, thái mỏng, 3 lần đồ cuối bạn đồ cùng hà thủ ô với đậu đen.
– Đương quy và câu kỷ mỗi loại 320g mang tẩm rượu, phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu giã nát, phơi khô.
– Bổ cốt chi lấy 100g trộn cùng vừng đen, sao khô cho đến khi có mùi thơm.
Bài thuốc chữa bệnh bằng hà thủ ôMột số bài thuốc chữa bệnh bằng củ hà thủ ô khác
Đông y có một bài thuốc trị thần kinh suy nhược, người già ăn uống khó tiêu, trong đó hà thủ ô đóng vai trò là vị thuốc chính: 5g táo đen, 2g thanh bì, 10g hà thủ ô, 3g trần bì, 2g cam thảo, 3g sinh khương, 600ml nước. Mang tất cả các vị sắc đến khi chỉ còn lại khoảng 200ml, chia ra làm 3 phần uống trong ngày.
Nếu cơ thể biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt, mất ngủ, bạn có thể bồi nấu cháo với hà thủ ô để bồi bổ khí huyết. Bạn nên cho củ hà thủ ô vào trong vải thưa rồi bọc lại, cho vào nồi nấu cháo. Khi cháo nhừ thì bắt đầu vớt hà thủ ô ra, cho gia vị vào nêm nếm vừa ăn.
Một cách vô cùng đơn giản để dễ dàng sử dụng loại thảo dược này là thái vụn tất cả các vị hà thủ ô, đường quy, ngưu tất, sinh địa, rồi hâm trong nước sôi uống hằng ngày thay trà.
Củ hà thủ ô có thể dùng dưới dạng sắc, tán, viên cũng đều rất hữu dụng
Cách chọn mua hà thủ ô
Cách chọn mua hà thủ ôHiện nay, tại thị trường Việt Nam có loại hà thủ ô giả, không đảm bảo chất lượng bị làm giả từ củ nâu hoặc là củ hà thủ ô trắng. Để tránh trường hợp mua phải hàng giả, người mua nên xem xét thật kỹ hay gọi người biết về Đông y đi cùng.
Củ Hà thủ ô đỏ nhìn bên ngoài có hình dạng giống củ khoai lang, trên bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm, cứng. Cắt ra bên trong sẽ thấy màu hồng, giữa có lõi cứng. Bên cạnh đó là nhiều bột màu nâu hồng, vị đắng chát.
Nếu đang trong quá trình sử dụng củ hà thủ ô để trị bệnh, nên hạn chế các món ăn làm từ huyết động vật, củ cải, hành, tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy cần tránh dùng hà thủ ô. Hà thủ ô đã trải qua công đoạn chế biến nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc sẽ gây hại cho gan, thận.