Soạn bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu văn 11
Đề bài: Soạn bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu văn 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam – Quê thuộc Xuân Hòa – Nam Đàn – tỉnh nghệ An – Ông từng đỗ giải nguyên năm 1900 nhưng không ra làm quan, ông quan niệm ...
Đề bài: Soạn bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu văn 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam – Quê thuộc Xuân Hòa – Nam Đàn – tỉnh nghệ An – Ông từng đỗ giải nguyên năm 1900 nhưng không ra làm quan, ông quan niệm học để lấy tri thức làm cách mạng – Năm 1904 ông lập ra hội Duy Tân – 1905 ông xuất dương sang Nhật – 1925 bị Pháp bắt ở Huế – ...
Đề bài:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam
– Quê thuộc Xuân Hòa – Nam Đàn – tỉnh nghệ An
– Ông từng đỗ giải nguyên năm 1900 nhưng không ra làm quan, ông quan niệm học để lấy tri thức làm cách mạng
– Năm 1904 ông lập ra hội Duy Tân
– 1905 ông xuất dương sang Nhật
– 1925 bị Pháp bắt ở Huế
– 1940 ông qua đời
– Như vậy từ một người tri thức yêu nước Phan Bội Châu đã trở thành một người chiến sĩ cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản và bước đến ngưỡng cửa cách mạng vô sản
– Phan bội Châu nhận ra được sức chiến đấu của văn chương với cách mạng cho nên đã sáng tác văn chương
– Tác phẩm tiêu biểu của ông: hải ngoại huyết thư, trùng quan tâm sử, văn tế Phan Châu Trinh, Việt Nam vong quốc sử…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết vào năm 1905, khi ấy phong trào đông du bắt đầu nổ ra, Cần Vương coi như sụp đổ, Phan Bội Châu chia tay anh em đồng chí để lên đường đi học hỏi kinh nghiệm và nhờ trợ giúp ủng hộ.
b. Thể thơ : thất ngôn bát cú đường luật
II. Phân tích
1. Hai câu thơ đầu: lí tưởng khát vọng sống cao đẹp của tuổi trẻ
– Nhà thơ nói về chí làm trai, đã có rất nhiều nhà thơ nói về chí làm trai ở trên đời nhưng chí làm trai của Phan Bội Châu vẫn có cái riêng của nó. Đó là phải lạ ở trên đời
– Lạ được thể hiện là không để càn khôn tự chuyển rời -> đây là một lý tưởng khát vọng sống vô cùng tích cực
– Con người chúng ta vẫn cứ tin vào số phận và nhiều khi phó thác cho số phận. Vậy mà PBC là một người của thế kỉ trước lại có thể có lý tưởng thay đổi số mệnh càn khôn -> một người tri thức tiến bộ
-> Hai câu thơ đầu đã khái quát lên chí làm trai hay chính là lý tưởng sống của nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng yêu nước
2. Nhà thơ tự khẳng định vai trò của mình với đất nước
– Trong khoảng trăm năm chính là một đời người cần có nhà thơ
– Điều đó cũng có nghĩa nếu sống được một trăm tuổi hết một đời người không lúc nào nhà thơ ngưng nghỉ để cho càn khôn tự chuyển rời cả
– Câu hỏi tu từ vừa đề hỏi vừa thể hiện sự tin tưởng của nhà thơ vào thế hệ mai sau
-> Hai câu thơ thể hiện sự nhận thức trách nhiệm vai trò của nhà thơ đối với đất nước
3. Nỗi đau mất nước của nhà thơ
– Cấu trúc song hành làm cho câu thơ thể hiện sự gắn bó khăng khít hơn
– Non sông đã mất chủ quyền thì ham sống sợ chết làm chi nữa, sống không phải là đất nước mình, sông nô lệ thì chết vinh còn hơn sống nhục. Vậy nên là phải lên đường cứu nước
– Thánh hiền vừa để chỉ sách nho giáo vừa là để chỉ những bậc thánh hiền nay đã vắng -> câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ
4. Nhà thơ quyết tâm lưu biệt góp thân mình cho đất nước quê hương
– Nhà thơ muốn vượt Đại Dương kia theo cánh gió của hoài bão cứu nước
– Muôn trùng song bạc tiễn ra khơi
-> Nhà thơ nhìn muôn trùng sóng bạc không nghĩ đến những sợ hãi mà đó lai là sự kích thích để cho nhà thơ mạo hiểm vì đất nước của mình
III. Tổng kết
– Nhà thơ đã thể hiện được khát vọng cao cả của mình, đồng thời nhà thơ cũng thể hiện trách nhiệm của bản thân mình với đất nước. Không những thế bài thơ còn cỗ vũ tinh thần của biết bao nhiêu trí thức lên đường vì tổ quốc