Soạn bài Nguyễn đình chiểu văn lớp 11
Đề bài: Soạn bài Nguyễn đình chiểu văn lớp 11 I. cuộc đời – Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) – Tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ sau này bị mù ông đổi thành Hối trai tức là cái phòng tối – Quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. – Thân phụ ông ...
Đề bài: Soạn bài Nguyễn đình chiểu văn lớp 11 I. cuộc đời – Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) – Tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ sau này bị mù ông đổi thành Hối trai tức là cái phòng tối – Quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. – Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Mẹ là Trương Thị Thiệt. – Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho – Năm 1843 ông đỗ tú tài – ...
Đề bài:
I. cuộc đời
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
– Tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ sau này bị mù ông đổi thành Hối trai tức là cái phòng tối
– Quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
– Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Mẹ là Trương Thị Thiệt.
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho
– Năm 1843 ông đỗ tú tài
– Năm 1846 ông ra Huế học chuẩn bị thi tiếp một kì thi nữa. Tuy nhiên chuẩn bị thi thì ông hay tin mẹ qua đời. Không chịu được đau thương mất mát đi người thân Nguyễn Đình Chiểu quyết định bỏ thi và quay về chịu tang mẹ. trên đường về vì khóc nhiều, đau mắt nặng nên ông đã bị mù
– Tưởng cuộc đời của ông từ đây là vô nghĩa khi thiếu đi đôi mắt nhìn đời nhưng ngược lại ông lại mở trường dạy học và học làm nghề thầy thuốc chữa bệnh cho người dân
– Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định ông cùng những người yêu nước đã bàn mưu tính kế đánh đuổi chúng. Trong thời gian này ông cũng tích cực sáng tác những vần thơ yêu nước và căm thù sục sôi thực dân pháp
-> Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn đáng để biết bao thế hệ sau học tập vì nghị lực sống. Đôi mắt bị mù nhưng trái tim thì lại không đui, ông có một nghị lực kiên cường vượt qua những giới hạn của cuộc sống vẫn bắt mệnh bốc thuốc cho nhân dân, vẫn dạy học được và vẫn có một cái đầu tỉnh táo sáng suốt để phục vụ cách mạng
II. Sự nghiệp
1. Những tác phẩm chính
– Trước khi thực dân Pháp đến xâm lược: ông chủ yếu viết những tác phẩm truyền bá về đạo đức luân lí ở đời và đó là hai tác phẩm nổi tiếng: truyện thơ Lục Vân Tiên và Dương hà từ Mậu
– Sau khi thực dân Pháp xâm lược tác giả hướng ngòi bút của mình vào những đề tài yêu nước, ca ngợi những con người kiên trung bất khuất vì đất nước: văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, chạy giặc, văn tế Trương Định…
2. Nội dung
a. Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa
– Tác phẩm tiểu biểu cho nội dung này là Lục vân Tiên
– Qua đây nhà thơ muốn truyền đạt tới người đời đạo đức luân lý ở đời, đó là tấm lòng kính mẹ, là chung thủy trong tình yêu, là sự chính chắn, cương trực và nhân hậu của một con người
– Đặc điểm đạo đức luân lí của ông mang đậm tinh thần nho học “Trai thời trung hiếu làm đầu – Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Người nam nhi ở trên đời phải sống có trung với vua và hiếu với cha mẹ, người con gái phải giữ tiết hạnh làm đầu, không có tiết hạnh phì không thể làm tròn bổn phận của người con gái
-> Có thể thấy lý tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng trên cơ sở nhân nghĩa
b. Lòng yêu nước thương dân
– Tác giả bằng ngòi bút không ngại quân thù và với tư cách là cây bút chiến đấu đã viết về thực trạng đau thương của chiến tranh, những tội ác mà thực dân Pháp gây ra cho đất nước cho nhân dân ta
– Không những thế ông còn tập trung vào ghi nhận những công lao to lớn của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là những người nông dân Cần Giuộc chọn cách sống thà chết vinh còn hơn sống nhục
– Cỗ vũ tinh thần của nhân dân cả nước
-> Có thể nói thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần làm thành một vũ khí chiến đấu tinh thần trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Nó không chỉ giúp khích lệ tinh thần của nhân dân mà nó còn giúp đấu tranh trực diện kẻ thù
c. Nghệ thuật:
– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang màu sắc nam bộ
– Văn chương trữ tình đạo đức
III. Tổng kết
– Nói tóm lại tác gia Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một vị sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Thơ văn của ông cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị và nó lưu giữ những đạo lí một thời của cha con.