Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh
Đề bài: Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh I. tìm hiểu chung 1. tác giả – Chu Mạnh Trinh(1862 – 1905), tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân – Quê ở làng phú Thị – Hưng yên – Chu Mạnh Trinh là người học rộng tài cao ông đỗ tiến sĩ và ...
Đề bài: Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh I. tìm hiểu chung 1. tác giả – Chu Mạnh Trinh(1862 – 1905), tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân – Quê ở làng phú Thị – Hưng yên – Chu Mạnh Trinh là người học rộng tài cao ông đỗ tiến sĩ và làm quan ở chức rất cao – Không những thế ông còn là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu văn chương thích cảnh đẹp – Sự nghiệp : ông để lại hai ...
Đề bài: Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh
I. tìm hiểu chung
1. tác giả
– Chu Mạnh Trinh(1862 – 1905), tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân
– Quê ở làng phú Thị – Hưng yên
– Chu Mạnh Trinh là người học rộng tài cao ông đỗ tiến sĩ và làm quan ở chức rất cao
– Không những thế ông còn là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu văn chương thích cảnh đẹp
– Sự nghiệp : ông để lại hai tập thơ lớn một tập thơ chữ Hán là Trúc Vân thi tập và một tập thơ chữ Nôm Thanh Tâm tài nhân thi tập, và còn một số bài thơ khác
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Vốn là một người rất thích cảnh đẹp lại vừa là một vị quan mẫu mực của triều đình cho nên tác giả đã bắt tay vào trùng tu lại chùa Hương. Và chính thời gian này nhà thơ lấy cảm hứng từ cảnh đẹp của Hương sơn làm thành bài thơ này
b. Thể thơ: hát nói, hát ả đào với đặc điểm số câu chữ phóng khoáng không theo trật tự gò bó
c. Bố cục :3 phần:
– Phần 1: 4 câu thơ đầu: khái quát phong cảnh hương sơn
– Phần 2: 10 câu tiếp: chi tiết vẻ đẹp phong cảnh Hương Sơn
– Phần 3: còn lại: suy nghĩ của nhà thơ về Hương Sơn
II. Phân tích
1. Khái quát phong cảnh Hương Sơn
– Hương Sơn được miêu tả xa đến gần từ bầu trời Bụt thể hiện sự linh thiêng, thoát tục
– Tác như hào hứng, ngất ngây trong cảnh đẹp ấy -> đó là niềm ao ước mà nhà thơ lúc nào cũng muốn ngắm nghía cảnh đẹp ấy
– Non, nước, mây được nhà dùng thành non non nước nước mây mây tạo thành nhịp điệu và mang đến một cảm giác hùng vĩ trùng điệp
– Câu hỏi tu từ vang lên nhưng giống một câu khẳng định hơn đây quả là một đệ nhất động
-> Bằng những từ láy gợi hình gợi cảnh, động từ “kìa” thể hiện sự ngạc nhiên, và câu hỏi tu từ đã thể hiện được cảnh đẹp đệ nhất của Hương Sơn và tấm lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ
2. Cảnh đẹp chi tiết cụ thể của Hương Sơn
a. Hương Sơn mang không khí thoát tục
– Thỏ thẻ gợi sự nhỏ nhẹ thanh tịnh
– Lửng lơ khe Yến những con cá cũng được chùa cảm hóa vốn hiền lành lại trở nên hiền lành hơn
– Một tiếng chày kình vang lên khiến khách tang hải giật mình tỉnh giấc mộng
-> Ta thấy cảnh vật như hài hòa với nhau, âm thanh du dương nhẹ nhàng, du khách trong tư thế thư thái thưởng cảnh đẹp. Đến với Hương Sơn mọi điều ác, mọi thứ xô bồ của cuộc sống như được đẩy ra xa và mang lại một cảm giác dễ chịu
b. Cảnh đẹp Hương Sơn lộng lẫy phong phú
– Hương Sơn có suối, có chùa, có am, có động ở đây có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của tạo hóa và vẻ đẹp của nhân tạo
– Tất cả giống như một bức tranh gấm dệt tuyệt đẹp vậy
– Hình ảnh như lộng lẫy và như chốn cung mây
-> Các địa danh được nhắc đến một cách chân thực và cụ thể nhất, những cảnh đẹp Hương Sơn giống như một bức tranh tiên cảnh vậy. Chính vì thế nhà thơ cũng ngây ngất theo cảnh đẹp ấy và bỗng nhận ra trách nhiệm của mình
3. Suy nghĩ của nhà thơ
– Nhà thơ cảm thấy tự hào mê say cảnh đẹp đất nước.
– Nhà thơ nhận thấy sự từ bi của chốn phật chùa, quả là một nơi cảnh đẹp đệ nhất
– Đồng thời nhà thơ cũng nhận ra trách nhiệm của mình đối với đất nước
III. Tổng kết
– Nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã mang đến cho chúng ta một niềm tự hào về cảnh đẹp đất nước. Phải nói nhà thơ tinh tế lắm mới có thể dùng những từ ngữ hay như thế để diễn tả cảnh vật nơi đây. Bằng hàng loạt các nghệ thuật tả cảnh, từ láy… bức tranh thiên nhiên của Hương Sơn hiện lên vô cùng hấp dẫn