24/05/2017, 14:11

Soạn bài sa hành đoản ca của Cao Bá Quát văn 11

Đề bài: Soạn bài sa hành đoản ca của Cao Bá Quát văn 11 I. Đọc hiểu chung 1. Tác giả: – Cuộc đời: • Cao Bá Quát (1809 – 1855) • Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, được khá nhiều người biết đến và tôn vinh ông là thánh Quát • Dẫu học giỏi và thông minh tuy nhiên con đường thi cử ra làm ...

Đề bài: Soạn bài sa hành đoản ca của Cao Bá Quát văn 11 I. Đọc hiểu chung 1. Tác giả: – Cuộc đời: • Cao Bá Quát (1809 – 1855) • Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, được khá nhiều người biết đến và tôn vinh ông là thánh Quát • Dẫu học giỏi và thông minh tuy nhiên con đường thi cử ra làm quan của ông cũng gặp khá nhiều gian nan vất vả • Ông tuy đã đỗ cử nhân một trường tại Hà Nội nhưng ông còn phải trải qua kì thi ở Huế vì thế cho nên ông ...

Đề bài:
I.    Đọc hiểu chung
1.    Tác giả:

–    Cuộc đời:
•    Cao Bá Quát (1809 – 1855)
•    Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, được khá nhiều người biết đến và tôn vinh ông là thánh Quát
•    Dẫu học giỏi và thông minh tuy nhiên con đường thi cử ra làm quan của ông cũng gặp khá nhiều gian nan vất vả
•    Ông tuy đã đỗ cử nhân một trường tại Hà Nội nhưng ông còn phải trải qua kì thi ở Huế vì thế cho nên ông phải vượt qua nhiều gian nan để đến Huế
•    Tuy nhiên khi đến đó thì cũng rất nhiều lần nhưng ông không đỗ đạt
•    Sau này khi nhận thấy những điểm đáng phê phán của triều đình nhà Nguyễn Cao Bá Quát đã gan dạ đứng lên phê phán và chống lại triều đình và cuối cùng ông nhận lấy cái án tru di tam tộc
–    Sự nghiệp: hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ.
–    Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng. Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
•    Cao Bá Quát thi tập
•    Cao Chu Thần di thảo
•    Cao Chu Thần thi tập
•    Mẫn Hiên thi tập

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: : bài thơ được viết khi nhiều lần nhà thơ đi thi hội ở Quảng Bình, Quảng Trị, lần nào cũng phải đi qua bãi cát trắng đó. Trong hoàn cảnh ấy Cao Bá Quát đã nảy lên ý thơ Sa hành đoản ca
b.    Thể thơ: hành cổ
c.    Nội dung: nói về sự khó khăn trên con đường đi tới kì thi và con đường đến phường danh lợi của nhà thơ

II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Hình ảnh bãi cát thực ở Quãng Bình Quãng Ngãi và tâm trạng của người đi đường

–    Hình ảnh bãi cát
•    Đó là bãi cát dài mênh mông vô hạn một mình nhỏ bé đứng trên bãi cát ấy không biết đâu là phương hướng để đi
•    điệp từ là để thể hiện nhấn mạnh sự mênh mông của bãi cát ấy
•     Bãi cát ấy còn được biểu hiện bằng “trèo đèo, lội suối”, đã là bãi cát thì làm sao có suối với đèo ở đây -> nói như thế nhà thơ nhằm cho ta thấy việc đi trên bãi cát mênh mông ấy cũng khó đến nhường nào
–    Tâm trạng của người đi đường:
•    Nhà thơ cảm thấy mình đi một bước mà như lùi một bước -> thấy nhỏ bé quá so với cái rộng lớn kia, cái hữu hạn đối lập vói cái tưởng như vô hạn
•    Nhà thơ nản lòng nước mắt rơi khi mặt trời đã lặn mà vẫn không đến được nơi cần đến
•    Giận không học được tiên ông phép ngủ để giờ phải trèo đèo lội suối
->   Tóm lại qua hình ảnh bãi cát mang nghĩa tả thực ta thấy quãng đường mà nhà thơ phải vượt qua để đến kì thi quả thực là gian nan và không hề dễ dàng. Ai cũng vậy đi như thế thì cảm thấy rất nản lòng và mệt mỏi. Hành trình ấy lại chỉ có một mình gắng sức càng cảm thấy cô đơn và tủi thân

soan bai sa hanh doan ca cao ba quat

2.    Hình ảnh bãi cát mang nghĩa biểu tượng cho công danh và tâm trạng của người đi đường

–    Hình ảnh bãi cát:
•    Đây là con đường của phường danh lợi
•    Bởi vì nhà thơ đang đi trên bãi cát mênh mông, và cái sự mênh mông của nó khiến cho nhà thơ liên tưởng nó khó khăn như con đường bước tới phường danh lợi kia vậy
•    Con đường đến phường danh lợi không bằng phẳng mà nhiều nguy hiểm khiến cho nhà thơ rơi vào con đường cùng
–    Tâm trạng của người đi đường:
•    Nhà thơ cảm thấy mình đi một bước mà như lùi một bước -> thấy nhỏ bé quá so với cái rộng lớn kia, cái hữu hạn đối lập vói cái tưởng như vô hạn
•    Nhà thơ nản lòng nước mắt rơi khi mặt trời đã lặn mà vẫn không đến được nơi cần đến
•    Giận không học được tiên ông phép ngủ để giờ phải trèo đèo lội suối
•    Đối với bãi cát mang nghĩa của phường danh lợi:
•    Nản lòng chán chường khi nhận ra quy luật khi biết bao nhiêu kẻ cũng trèo đèo lội suối vượt gian khổ để đi thi như mình.
•    Dẫu nhận ra được điều đó nhưng mà không thể lùi cũng không thể bước tiếp vì con đường danh lợi phía trước cũng có hàng ngàn sóng gió mà phía sau cũng đầy dãy những nguy hiểm -> rơi vào bế tắc đường cùng
•    Thắc mắc hỏi tại sao mình vẫn còn đứng trên bãi cát, vì xã hội cần một nam tử phải có công danh như thế, vì bước đường cùng không lùi cũng không tiến được
->    Nếu tâm trạng của người lữ khách với hình ảnh bãi cát thực chán chường biết nhường nào thì tâm trạng với hình ảnh bãi cát biểu tượng cho công danh lại còn chán chường nản lòng gấp bấy nhiêu lần

III.    Tổng kết

–    Bài thơ là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài

0