Soạn bài trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Đề bài: Soạn bài trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam – Ông vừa là một vị quan có tài có đức lại vừa là một bậc đại thi hào của dân tộc Việt Nam – Xuất thân từ trong một ...
Đề bài: Soạn bài trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam – Ông vừa là một vị quan có tài có đức lại vừa là một bậc đại thi hào của dân tộc Việt Nam – Xuất thân từ trong một gia đình quý tộc – Tác phẩm tiêu biểu là các tập thơ Thanh Hiên thi tập, bắc hành tạp lục… và nổi tiếng nhất vẫn là truyện thơ Thúy kiều dựa ...
Đề bài: lớp 10
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam
– Ông vừa là một vị quan có tài có đức lại vừa là một bậc đại thi hào của dân tộc Việt Nam
– Xuất thân từ trong một gia đình quý tộc
– Tác phẩm tiêu biểu là các tập thơ Thanh Hiên thi tập, bắc hành tạp lục… và nổi tiếng nhất vẫn là truyện thơ Thúy kiều dựa trên cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
2. Tác phẩm
a. Vị trí: thuộc phần 2 gia biến và lưu lạc: từ câu 723 đến 756
b. Nội dung: bọn sai nhà đã gây ra vụ án oan cho gia đình Kiều khiến cho cha Kiều bị chúng bắt đi. Không còn cách nào khác Kiều đành phải bán thân mình để chuộc cha. Tuy nhiên nàng làm trọn chữ hiếu thì đã phụ tình chàng Kim. Nhưng biết làm sao được vì chữ hiếu phận làm con phải làm tròn. Nàng bèn nghĩ đến Thúy Vân em mình nên nàng quyết định trao duyên của mình cho em. Mong em thay chị chăm sóc đền đáp ân tình chàng Kim.
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 12 câu đầu: thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân để chấp nhận duyên với chàng Kim
– Phần 2: 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân
– Phần 3: còn lại: tâm trạng đau đớn tuyệt vọng của Thúy Kiều
II. Phân tích
1. Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bén duyên với chàng Kim thay mình
– 2 câu thơ đầu thể hiện hành động nhờ vả của Kiều:
• “cậy” -> thể hiện sự nhờ vả của Kiều, kiều không dùng từ nhờ mà lại dùng từ cậy bởi vì nó thể hiện một thái độ như cầu xin, và nặng hơn nó như ép Thúy Vân phải buộc lòng nghe theo
• “chịu” chính là nhận lời nhưng ở đây dường như là ép buộc
• Là phận chị nhưng Kiều lại nói với em ngồi lên cho chị lạy rồi chị thưa chuyện -> thể hiện một thái độ nhờ vả rất chân thành
-> Hai câu thơ thể hiện sự cậy nhờ chân thành mà Thúy Kiều muốn Vân làm giúp. Đồng thời ta thấy tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng rất lớn, chỉ có em mình yêu chàng thi nàng mới yên tâm chàng được hạnh phúc mà thôi
– Nàng tiếp tục kể về cuộc tình của mình và chàng Kim
• Chuyện tình của hai người vẫn còn đang ở giữa chừng chưa đi đâu về đâu cả
• Bây giờ keo loan chắp mối tơ thừa cho em, chị se duyên kết tóc mong em có thể tiếp tục mối lương duyên này
• Kể từ khi Kiều gặp chàng Kim rồi đến khi thề nguyền bên nhau. Nhưng sự đời oan trái sóng gió bất ngờ ập đến, hai chữ tình hiếu được đặt lên bàn cân. Mà nàng thì không thể vẹn cả hai chữ được
• Sau những câu chuyện ấy Thúy Kiều mới nói đến Thúy Vân vẫn còn trẻ thôi thì em hãy giúp chị làm tròn chữ tình
• Dẫu cho thân chị có tan nát thì vẫn còn thơm lây sự hi sinh của em
-> Cách nhờ cậy của kiều cũng rất khôn khéo hợp tình nên Vân chắc chắn không thể không chấp nhận. Từ chuyện sóng gió gia đình Kiều hi sinh vì gia đình và bây giờ đến Vân hi sinh chấp nhận thay chị chăm sóc cho chàng Kim
2. Kỉ vật Thúy Kiều cũng trao lại cho Thúy Vân
– Kỉ vật là chiếc vành với bức tờ mây Kiều trao lại cho Vân nhưng nàng vẫn không chấp nhận được sự thật. Nàng ích kỉ trao duyên cho em nhưng muốn vật kia là vật của chung
– Kiều bán thân trao duyên nhưng trong thâm tâm đã nghĩ đến cái chết, mong hai người mai này hạnh phúc thì đừng quên người mệnh bạc này
– Mai này đốt lò hương thì hãy so phím này -> hạnh phúc thì hãy nhớ đến Kiều
– Kiều hơn một lần nghĩ đến cái chết, thấy hiu hiu gió thì hay chị về
– Hồn vẫn ở trên trần không siêu thoát là do mang nặng lời thề
– Điển cố điển tích : nát thân Bồ Liễu, dạ đài, thác oan
– Xin Vân hãy rảy cho chén nước để được siêu thoát
-> Đoạn thơ thể hiện được nỗi đau đớn tuyệt vọng của Kiều, nàng vẫn còn yêu Kim Trọng rất nhiều cho nên mong muốn được lưu giữ những kỉ vật là của chung. Nàng đã nghĩ đến cái chết, nói là nói với Vân nhưng dường như Kiều đang độc thoại nội tâm một mình
3. Nỗi đau đớn của Kiều khi trao duyên xong
– Nỗi đau đớn được thể hiện qua những thành ngữ “trâm gãy bình tan, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi” -> thể hiện sự tan vở dở dang
– Các từ cảm thán như “ôi, hỡi, thôi” -> càng nhấn mạnh và tô đậm nỗi đau ấy
– Kiều cho mình là kẻ phụ bạc và nàng đau đớn khi mất đi người mình yêu thương
– Nàng gọi Kim trọng là lang quân có nghĩa là chồng, trong thâm tâm Kiều đã coi Kim Trọng là chồng từ lâu
-> Đoạn thơ thể hiện sự day dứt cảm thấy tội lỗi của Thúy Kiều, xen lẫn là tâm trạng đau đớn khi mất đi người yêu
III. Tổng kết
– Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu và số phận bất hạnh của nàng Kiều
– Nghệ thuật: hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển cố điển tích, so sánh…