24/05/2017, 14:11

Soạn bài Hầu trời của Tản Đà lớp 11

Đề bài: Soạn bài Hầu trời của Tản Đà lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tản Đà (1889 -1939) con người của hai thế kỉ – Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ nhà văn nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam – Bút danh Tản Đà được ghép từ núi Tản sông Đà quê hương ông ...

Đề bài: Soạn bài Hầu trời của Tản Đà lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tản Đà (1889 -1939) con người của hai thế kỉ – Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ nhà văn nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam – Bút danh Tản Đà được ghép từ núi Tản sông Đà quê hương ông – Ông xuất hiện như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, với ngòi bút phóng khoáng, cái tôi tự tin và xông xáo trên nhiều lĩnh vực – ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Tản Đà (1889 -1939) con người của hai thế kỉ
–    Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ nhà văn nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam
–    Bút danh Tản Đà được ghép từ núi Tản sông Đà quê hương ông
–    Ông xuất hiện như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, với ngòi bút phóng khoáng, cái tôi tự tin và xông xáo trên nhiều lĩnh vực
–    Sự nghiệp:
•    Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ An nam tạp chí, hầu trời… các bài thơ dùng nhiều thể loại thơ khác nhau rất phong phú và đa dạng
•    Ngòi bút cũng thể hiện cái ngông nghênh của cá nhân

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: vào những năm đầu của thế kỉ XX, lãng mạn trở thành những khúc thơ tâm tình của những người tri thức, bấy giờ xã hội thực dân phong kiến lại đầy những u hám, tối tăm và bất công. Người trí thức muốn chống lại song cũng chưa ai có dũng khi để làm. Nhà thơ Tản Đà đã sáng tác bài thơ này để thể hiện tấm lòng của mình
b.    Xuất xứ: in trong tập chơi xuân
c.    Bố cục: 3 phần
–    Phần 1: 20 câu thơ đầu: kể chuyện thi sĩ được mời lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên cùng nghe
–    Phần 2: tiếp đến Đế Khuyết: cuộc đọc văn và đối thoại với trời
–    Phần 3: còn lại: ra về và suy nghĩ

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Kể chuyện thi sĩ lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên

–    Nhà thơ kể về chuyện mình lên tiếng, tự hỏi mình không biết thật hay mơ nhưng thật hồn thật phách thật thân thể
–    Khi ấy là canh ba mà nhà thơ chưa ngủ được bèn dậy đun nước uống trà và ngâm thơ làm văn
–    Bỗng có hai cô tiên xuống nói rằng chẳng hay làm gì mà không ngủ để cho trời đang mất ngủ đang mất, có hay thì lên đọc cho trời nghe coi
–    Tản Đà tỏ ra không sợ sệt điều gì mà tự tin cùng hai cô tiên lên đọc văn cho trời nghe
->   Cách mở đầu câu chuyện bằng thơ của Tản Đà quả thật rất hấp dẫn, nó mang đến cho người đọc cảm giác như quay trở về với cổ tích, truyện dân gian

soan bai hau troi tan da

2.    Cuộc đọc thơ cho trời và đối thoại với trời

a.    Khi mới lên
–    Đi theo hai cô tiên lên đường mây vù vù không có cánh mà cũng có thể bay được
–    Cảnh thiên môn đẹp trang trong đỏ chói
–    Nhà thơ thấy trời hành lễ cúi xuống lậy thì trời sai hai cô tiên lôi dậy lấy ghế mây ra cho ngồi  thiết đãi như một vị khách quý chứ không phải lên để bắt tội
–    Sau đó lại pha trà trời cho nhà thơ uống để nhấp giọng đọc văn
–    Nhà thơ có trà trời nhấp giọng cùng với sự đông đủ của trư tiên lại càng hăng hái đọc, đọc hết từ văn vần sang văn xuôi, sang cả tiểu thuyết
->    Nhà thơ quả là một người có tài, xông xáo trên nhiều lĩnh vực
b.    Thái độ của trơi và chư tiên khi nghe nhà thơ đọc văn
–    Tâm thì như nở dạ, cơ lè lưỡi vì ngạc nhiên. Trời thì khen lấy làm hay
–    Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày, Thỏ Ngọc đứng lắng tai nghe
–    Nhà thơ tiếp tục nhắc đến những tạp thơ của mình.Nhà thơ than về bán văn dưới hạ giới trời còn khuyên mang lên đây bán chợ trời
–    Trời phê cho văn của Tản Đà những lời phê có cánh nhất, chau chuốt như sao băng, hùng mạnh như mây chuyển
c.    Đối thoại của trời và nhà thơ
–    Khi đọc xong, khen xong trời mới hỏi đến tên tuổi của nhà thơ. Khi ấy nhà thơ mới giới thiệu về quê quán cũng như tên thật của mình
–    Nhà trời cho xem lại sổ sách và nhận ra người này bị đày xuống vì tội ngông nhưng thực chất ra không phải là ngông mà là trời sai xuống làm việc lương thiện cho thiên hạ  trách nhiệm trọng trách của những nhà văn nhà thơ
–    Nhà thơ kể về những nỗi khó khăn của mình nhưng trời khuyên cứ về dưới, lòng thông không sợ gì
–    Xong việc sẽ cho trở về Đế Khuyết
->   Qua đoạn thơ này ta thấy tài thơ văn của Tản Đà quả thật là một bậc thiên tài. Ông tự tin nhận văn mình là hay. Đồng thời qua đây nhà thơ cũng thể hiện được trách nhiệm của nhà thơ nhà văn với cuộc sống này

3.    Cảnh ra về và suy ngầm của nhà thơ

–    Nhà thơ được tiễn về rất đàng hoàng
–    Trư tiên còn vương vấn tiễn biệt mà rơi lệ
–    Lúc về trần giới nhà thơ trông lên không còn ai, chỉ còn tiếng gà gáy và tiếng người dậy
–    Nhà thơ hối tiếc mong muốn được lên hầu trời

III.    Tổng kết

–    Bài thơ khẳng định tài năng của Tản Đà, không chỉ thông thạo thơ ca mà tác giả còn đạt được thành công trong tiểu thuyết kịch ca
–    Nghệ thuật: câu chuyện mang màu sắc cổ tích, sử dụng nhiều biên pháp nghệ thuật

0