24/05/2017, 14:11

Soạn bài Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Chứ

Đề bài: Soạn bài Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Chứ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) – Quê : làng Uy Viễn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh – Ông là một người văn võ song toàn không chỉ là một đại tướng trong triều ông còn là một nhà thơ nổi tiếng ...

Đề bài: Soạn bài Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Chứ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) – Quê : làng Uy Viễn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh – Ông là một người văn võ song toàn không chỉ là một đại tướng trong triều ông còn là một nhà thơ nổi tiếng ngông nghênh ngất ngưởng – Cuộc đời làm con của ông rất thăng trầm có lúc làm đến chức cao như tổng đốc đông, đại tướng nhưng cũng có lúc chỉ là một ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858)
–    Quê : làng Uy Viễn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
–    Ông là  một người văn võ song toàn không chỉ là một đại tướng trong triều ông còn là một nhà thơ nổi tiếng ngông nghênh ngất ngưởng
–    Cuộc đời làm con của ông rất thăng trầm có lúc làm đến chức cao như tổng đốc đông, đại tướng nhưng cũng có lúc chỉ là một anh lính quèn. Cũng bởi cái tính ngất ngưởng của ông

2.    Tác phẩm

a.    Thể loại: phú
b.    Xuất xứ: trích hàn nho phong vị phú
c.    Đề tài: cuộc sống nghèo nàn của nhà nho
d.    Chủ đề: vấn đề nếp sống ăn uống của nhà nho
e.    Tư tưởng: Nguyễn Công Trứ mỉa mai giễu cợt và cay đắng cho cuộc đời của một nhà nho
f.    Bố cục: 2 phần
–    Phần 1: 6 câu thơ đầu: khái quát chung về cái sự khó ở đời
–    Phần 2: còn lại: hoàn cảnh nếp sống của nhà hàn nho

II.    Phân tích

1.    Khái quát chung về sự khó ở đời
–    Điệp lại hai lần câu chém cha cái khó -> nhấn mạnh vào cái khó ở đời. Đồng thời nó thể hiện thái độ chán ghét cảnh nghèo khó ở đời.
–    Khôn khéo thì mấy ai, xấu xa chỉ có nó nghĩa là sự nghèo đói ấy mấy ai là người tránh khỏi
–    “rành rành kinh huấn” “ấy ấy ngạn ngôn” -> thể hiện cái nghèo nó không phải dành riêng cho một tầng lớp nào hết mà nó dành cho nhiều tầng lớp nhiều giai tầng trong xã hội
->    Sáu câu thơ đầu thể hiện thái độ chán ngán cảnh nghèo của nhà thơ. Chính cái nghèo làm cho biết bao nhiêu người rơi vào bi kịch. Cái nghèo không chừa một ai từ những bậc thánh nhân đọc sách thánh hiền cho đến những người nông dân tay cày tay quốc

2.    Hoàn cảnh sống của hàn nho

a.    Ngôi nhà
–    “kìa ai” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ, đại từ ai không phải chỉ phiếm chỉ một người mà có lẽ là nhiều người
–    Nhìn vẻ bề ngoài thì những người hàn nho dường như có tất cả nào là nhà có ngăn đầy đủ, màn gió -> một cuộc sống khá đủ đầy
–    Rồi lại có tiếng gà kêu, lợn, mèo, tiếng trẻ tri trô -> cuộc sống đày ắp âm thanh hạnh phúc
–    Hòa mình với thiên nhiên nắng gió trăng sao -> một tâm hồn giao cảm với đời
->    Nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật phóng đại nhấn mạnh vào những điều đó
–    Tuy nhiên về thực chất thì:
•    Nhà làm bằng mo cau, kèo mọt đục như sao
•    Màn gió kia lại chính là những tơ nhện
•    Đầu giường mối dũi
•    Góc tường giun đùn lố nhố
•    Nhà cửa không được chắc chắn khép kín cho nên những ánh nắng rọi vào như trứng gà bên vách, rồi khi mưa thì giọt nước đầy nhà
•    Nghèo khó nồi niêu không có gì đến lũ chuột cũng chán mà bỏ đi
->    Đây là hoàn cảnh sống nơi ở của nhà hàn nho. Nó không sang trọng đầy đủ như những gì ta thấy qua bề ngoài của họ. Nhà thơ đã mang lại một tiếng cười chua chát của cuộc sống nhà nho
b.    Hoàn cảnh ăn, uống
–    Bề ngoài ngày vẫn ăn ba bữa -> thể hiện sự đầy đủ còn hơn nhân dân bữa có bữa không
–    Thế nhưng ăn gì thì toàn là một bụng rau chẳng có gì cả
–    Đành ăn vậy chứ biết làm sao và thầm nhắc là người quân tử thì ăn không cần no. Nói thì nói thế nhưng tác giả như muốn kêu lên cái khổ của nhà nho
–    Nước thì uống bằng lá bàng lá vối pha lẫn nhau tạo nên cái vị chua chát như cuộc đời nhà nho vậy
–    Miếng trầu dai buồn miệng nhai nhai rồi lại nhổ nhổ
c.    Ngủ
–    Đêm năm canh vẫn an giấc -> thể hiện sự ấm no chẳng lo nghĩ gì về điều kiện sống
–    Cuộc sống thái bình nên cửa thường bỏ ngỏ -> bỏ ngỏ cửa hay là không cả có cửa
d.    Mặc
–    Áo vải thô nặng trịch khi nóng thì gối khi lanh thì làm mền. Bốn mùa cứ thế mà thay đổi
–    Khăn lau đỏ thì làm quần không thì lại làm chiếu
->    Bốn mùa quanh năm chỉ có một bộ đó mà thôi

III.    Tổng kết

–    Bài thơ đã mỉa mãi chế giễu cuộc đời nhà hàn nho. Nhìn thì có vẻ sang trọng đầy đủ nhưng thực chất ra thì thiếu đủ đường
–    Nghệ thuật: nghệ thuật đối, phóng đại, hình ảnh phong phú sinh động

0