24/05/2017, 14:11

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc văn lớp 11

Đề bài: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc văn lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888) – Quê: Tân thới – Bình Dương – Gia Định nay là thành phố Hồ Chí Minh – Ông là một người rất thông minh và học giỏi – Năm ông vào Huế chuẩn bị thi thì nghe tin ...

Đề bài: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc văn lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888) – Quê: Tân thới – Bình Dương – Gia Định nay là thành phố Hồ Chí Minh – Ông là một người rất thông minh và học giỏi – Năm ông vào Huế chuẩn bị thi thì nghe tin mẹ mất ông vội vã ra về chịu tang mẹ – Sau đó ông bị đau mắt và trở nên mù lòa, ông tiếp tục mở lớp dạy học và làm nghề bốc thuốc – Cách ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888)
–    Quê: Tân thới – Bình Dương – Gia Định nay là thành phố Hồ Chí Minh
–    Ông là một người rất thông minh và học giỏi
–    Năm ông vào Huế chuẩn bị thi thì nghe tin mẹ mất ông vội vã ra về chịu tang mẹ
–    Sau đó ông bị đau mắt và trở nên mù lòa, ông tiếp tục mở lớp dạy học và làm nghề bốc thuốc
–    Cách mạng đến ông cùng những người trí thức bàn mưu tính kế làm cách mạng
–    Ông không ngừng sáng tác thơ ca để truyền tải đạo đức và làm cách mạng
–    Sự nghiệp:
•    Các tác phẩm tiêu biểu: Dương Hà tự mậu, lục vân tiên, văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc…
•    Thơ văn Nguyền Đình Chiểu để truyền tải đạo lý làm người và phục vụ ca ngợi những con người vì cách mạng, cỗ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân
2.    Tác phẩm
a.    Hoàn cảnh sáng tác: đêm 16 – 12 – 1861, 20 nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc. Chính vì thế Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để ghi nhận công lao của những người nông dân áo vải trở thành những anh hùng đó
b.    Thể loại : văn tế: là loại văn gắn với tang lễ để bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất
c.    Bố cục : 4 đoạn:
–    Đoạn 1: lung khởi( 2 câu đầu) -> khái quát bối cảnh bão táp của thời đại khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ
–    Đoạn 2: thích thực( câu 3 đến câu 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân chiến sĩ
–    Đoạn 3: ai vãn: (câu 16 đến câu 28) nói lên niềm thương tiếc đối với người chiến sĩ cần giuộc
–    Đoạn 4: kết: (còn lại): bày tỏ niềm thương tiếc và lời cầu nguyện của người đứng tế


II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Khái quát bối cản bão táp của thời đại khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ

–    “hỡi ôi” -> thể hiện sự xót xa của nhà thơ đối với những con người vì đất nước quên bản thân mình
–    Nghệ thuật đối “súng giặc đất rền” >< “ lòng dân trời tỏ” -> phác họa lại một thời đại đau thương nhưng anh hùng. Thực dân dân Pháp tàn bạo nổ súng vào nhân dân ta không thương tiếc nhưng con người Việt Nam cũng thể hiện niềm yêu nước vô hạn của mình
–    Mười năm công vỡ ruộng -> ý thức được con đường đấu tranh của nhân dân ta là đúng đắn, mười năm nhưng danh chưa nổi như phao
–    Nhưng chỉ một trận đánh Tây tiếng lại vang như mõ
->    Bối cảnh của nhân dân ta phải chịu là thực dân pháp sang xâm chiếm nước ta, chúng tàn ác và vô nhân tính. Nhân dân ta làm ruộng bao nhiêu năm nhưng chưa chắc tiếng đã nổi nhưng chỉ sau một trận đánh Tây thì tiếng đã vang như mõ

soan bai van te nghia si can giuoc

2.    niềm thương tiếc đối với người chiến sĩ cần giuộc

–    cuộc đời hoàn cảnh của những người chiến sĩ cần giuộc:
•    những việc họ đã làm và thường xuyên làm: ruộng trâu, làng bộ,việc cuốc, việc cày việc cấy -> công việc nhà nông
•    việc họ chưa quen làm: cung ngựa, trường nhung, tập khiên giáo mác cờ
->    họ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ làm lũ vất vả,họ hiền lành chân chất không biết đến vũ khí bạo lực
–    khi đất nước lâm nguy
•    tâm trạng: mong tin quan chờ mong sự chiến đấu của triều đình, so sánh như trời hạn mong mưa -> sự mong mỏi rất lớn
•    lòng căm thù giặc được thể hiện: ghét thói mọi rợ muốn tới ăn gan, cắn cổ kẻ thù -> như nhà nông ghét cỏ
•    nhận thức: đất nước là một khối vẹn toàn không thể để cho thực dân Pháp xâm chiếm được
•    họ hoàn toàn tình nguyện gác chuyện cày cấy để đánh giặc bảo vệ tổ quốc
->    qua đây ta thấy khi cần những người nông dân lại trở thành những người chiến sĩ để giúp đất nước chống lại kẻ xâm lăng
–    từ nhận thức người nông dân bắt đầu chiến đấu và hoàn cảnh chiến đấu của họ là:
•    nếu như quân triều đình: là quân cơ quân vệ, được luyện tập 18 ban võ, 90 trận binh thư, được trang bị bao tấu dầu ngòi, dao tu, nón gỗ
•    thì họ chỉ là những người nông dân, chưa từng rèn luyện binh bố trận, trang bị chỉ có manh áo vải và ngọn tầm vông
–    điều kiện chiến đấu
•    kẻ thù:đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng, súng nổ
•    nghĩa sĩ cần giuộc: hỏa mai bằng rơm con cúi, gươm bằng lưỡi giao phay
–    tinh thần chiến đấu:
•    tinh thần với ý chí mãnh liệt cao được miêu tả qua các động từ mạnh như: đạp, xô, lướt, chém, hè…
•    phép đối:nhỏ to, ngang ngược, trước sau
->    khí thế hào hùng dũng mãnh của nghĩa sĩ cần giuộc. Họ không có vũ khí hiện đại chỉ hiện lên vô cùng chân thực với manh áo vải và ngọn tầm vong nhưng họ có một tinh thần thép. Và chính nhờ tinh thần ấy họ đốt được nhà thờ chém rớt đầu quan hai

3.    Ai vãn: bày tỏ sự tiếc thương đối với những người nghĩa sĩ Cần giuộc

–    tiếng khóc xót thương những chiến sĩ cần giuộc. Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước
–    sự hi sinh của họ là sự mất mát mang tầm vóc dân tộc chứ không phải riêng họ hay gia đình họ. Họ mất cả thiên nhiên đến con người đều thương xót hai hàng lệ rơi
–    giờ đây những người mẹ già đêm đến khóc con những người vợ yếu chạy đi tìm chồng -> nhưng dù thế nào thì cũng thà chết vinh còn hơn sống nhục
–    cuối cùng tác giả khẳng định ý nghĩa của sự hi sinh đó:sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc

III.    tổng kết

–    nhà thơ như dựng lên bức tượng đài về người chiến sĩ Cần giuộc – những người nông dân áo vải quyết tâm thà chết vinh còn hơn sống nhục.
–    nghệ thuật: văn tế, sử dụng nhiều điển cố điển tích, so sánh, lời thơ toàn bích…

0