06/06/2017, 14:53

Soạn bài văn bản thông báo

SOẠN BÀI VĂN BẢN THÔNG BÁO A. YÊU CẦU - Hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo. Đó là những trường hợp khi cần truyển đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được ...

SOẠN BÀI VĂN BẢN THÔNG BÁO A. YÊU CẦU - Hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo. Đó là những trường hợp khi cần truyển đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia. - Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai ; nội dung công việc, quy định, thời gian, địa ...

SOẠN BÀI VĂN BẢN THÔNG BÁO

A. YÊU CẦU

- Hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo. Đó là những trường hợp khi cần truyển đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai ; nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm... cụ thể, chính xác. Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ của người thông báo.

- Biết cách làm một văn bàn thông báo đúng quy cách.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I. Đặc điểm của vãn bán thông báo

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Văn bản 1 (SGK, t.2, tr. 140)

Văn bản 2 (SGK, t.2, tr. 141)

Câu hỏi:

1. Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ?

2. Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của vãn bản thông báo.

3. Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.

Gợi ý

1. Văn bản 1 : Người thông báo là phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng, người nhận thông báo là giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường.

Văn bản 2 : Người thông báo là liên đội trưởng Trần Mai Hoa, người nhận thông báo là các chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong toàn trường.

2. Nội dung thông báo thường là tình huống công việc cơ quan mà lãnh đạo cấp trên cần phải truyền đạt cho cấp dưới hay những công việc cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội muốn phổ biến cho nhân dân, hội viên được biết.

Thể thức văn bản thông báo :

- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi góc trái phía trên).

- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi góc trên bên phải).

- Địa điểm và thòi gian làm thông báo (ghi góc bên phải).

- Tên văn bản (ghi chính giữa, viết chữ in hoa).

- Nội dung thông báo.

- Nơi nhận (ghi phía dưới, bên trái)

- Kí tên và ghi rõ họ tên, chức vụ người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).

3. Ví dụ một số trường hợp cần viết thông báo trong sinh hoạt và học tập ở trường:

- Thông báo vể cuộc thi “Tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh”.

- Thông báo về thời hạn nhận hồ sơ nhập học.

- Thông báo vế lịch kiểm tra vệ sinh các lớp học của nhà trường.

- Thông báo về kế hoạch lao động của các lớp.

II. Cách làm vãn bàn thông báo

1. Tinh huống cần làm vân bản thông báo

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ?

a) Một học sinh bị mất chiếc xe đạp, muốn báo cáo với công an.

b) Sắp tới, Nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c) Gần cuối năm học, Ban Chỉ huy Liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tạp các Ban Chỉ huy Chi đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm học này.

Gợi ý

Tinh huống (a) viết tường trình, tình huống (c) viết giấy mời, giấy triệu tập. Chỉ có tình huống (b) phải viết thông báo.

Ban Giám hiệu thông báo cho giáo viên và học sinh toàn trường.

0