Soạn bài bàn luận về phép học
SOẠN BÀI BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC CỦA LA SƠN PHU TỬ (LUẬN HỌC PHÁP) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A. YÊU CẦU - Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính : học để làm ngưòi, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu ...
SOẠN BÀI BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC CỦA LA SƠN PHU TỬ (LUẬN HỌC PHÁP) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A. YÊU CẦU - Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính : học để làm ngưòi, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. - Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. - Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. B. ...
SOẠN BÀI BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC CỦA LA SƠN PHU TỬ
(LUẬN HỌC PHÁP)
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. YÊU CẦU
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính : học để làm ngưòi, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.
- Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC
Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Gọi ý
Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.
Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?
Gợi ý
Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc).
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.
Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?
Gọi ý
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :
- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).
- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.
Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ?
Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?
Gọi ý
Những phép học mà bài tấu nêu ra là :
- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.
- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).
- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”).
Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.
Câu hỏi 5. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng sơ đồ.
Gợi ý
PHẦN LUYỆN TẬP
Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.
Gợi ý
Học lí thuyết phải gắn với thực tiễn cuộc sống. Nếu chỉ học mà không hành (thực hành, rèn kĩ năng) thì chỉ là lí thuyết suông. Học gắn với thực tế sẽ làm cho việc tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc hơn. Việc ứng dụng lí thuyết vào phục vụ đời sống sê làm cho việc học có lợi ích thiết thực hơn. Gắn học với thực tế cũng là cách kiểm tra lại kiến thức được học.