06/06/2017, 14:52

Soạn bài luyện tập làm văn bản tường trình

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH A. YÊU CẦU - Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình : mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình. - Nâng cao năng lực viết tường trình. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC Ôn tập lí thuyết 1. Mục đích viết tường trình là gì ? 2. ...

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH A. YÊU CẦU - Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình : mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình. - Nâng cao năng lực viết tường trình. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC Ôn tập lí thuyết 1. Mục đích viết tường trình là gì ? 2. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và có gì khác nhau ? 3. Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục náo không thể thiếu trong kiểu ...

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

A. YÊU CẦU

- Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình : mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.

- Nâng cao năng lực viết tường trình.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

PHẦN BÀI HỌC

Ôn tập lí thuyết

1. Mục đích viết tường trình là gì ?

2. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và có gì khác nhau ?

3. Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục náo không thể thiếu trong kiểu văn bản này ? Phần nội dung tường trình cần như thế nào ?

Gợi ý

1. Tường trình nhằm trình bày sự việc xảy ra một cách khách quan, chính xác để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc, từ đó mà có nhận xét, kết luận một cách đúng đắn.

2. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo đều là loại văn bản của cấp dưới gửi cấp trên. Hai loại văn bản này khác nhau ở chỗ: báo cáo thường là định kì, thường lệ; còn tường trình chỉ làm khi sự việc xảy ra cần có sự trình bày một cách chính xác, khách quan để người có trách nhiệm giải quyết làm căn cứ kết luận vấn đề.

3. Các mục sau đây không thể thiếu trong văn bản tường trình •

- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).

- Địa điểm, thời gian làm tường trình (ghi góc phải).

- Tên văn bản (ghi chính giữa - chữ in hoa).

- Người (cơ quan) nhân văn bản.

- Nội dung tường trình.

- Lời để nghị hoăc cam đoan.

- Chữ kí và họ tên người viết.

PHẦN LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đă làm bản tường trình nộp cho cô giáo.

b) Để chuẩn bị Đại hội Chi đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi đội trưởng đã viết bản tường trình.

c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể Chi đội đà thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy Chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.

Gợi ý

Tính huống (b) và (c) viết bản tường trình là sai. Hai tình huống này chí cần viết báo cáo.

Bài tập 2. Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).

Gợi ý

Ví dụ tình huống : Một người đánh mất giấy tò tùy thân, cần đến cơ quan công an làm lại.

Bài tập 3. Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình.

Gợi ý

Em cần nắm chắc thể thức của một văn bản tường trình để viết.

0