Soạn bài Từ trái nghĩa văn lớp 7.
Soạn bài Từ trái nghĩa văn lớp 7. I Thế nào là từ trái nghĩa? 1.Các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San là ngẩng – cúi, đi – về, trẻ – già. 2. Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp ...
Soạn bài Từ trái nghĩa văn lớp 7. I Thế nào là từ trái nghĩa? 1.Các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San là ngẩng – cúi, đi – về, trẻ – già. 2. Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già là rau non, cau non. II Sử dụng từ trái nghĩa 1. Trong hai bản dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng : ...
I Thế nào là từ trái nghĩa?
1.Các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San là ngẩng – cúi, đi – về, trẻ – già.
2. Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già là rau non, cau non.
II Sử dụng từ trái nghĩa
1. Trong hai bản dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng :
Từ ngẩng – cúi có tác dụng thể hiện sự suy tư nhớ về quê hương của nhân vật trữ tình.
Từ đi – về, trẻ – già có tác dụng thể hiện sự thay đổi theo thời gian ở hai thời điểm khác nhau và sự ngậm ngùi của nhân vật khi trở về quê hương.
Nhận xét : Từ trái nghĩa tạo nên phép đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa :
– Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
– Chân cứng đá mầm
– Bẩy nổi ba chìm
– Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay
Tác dụng : Tạo nên sự đối lập, gây ấn tượng mạnh và cho lời văn sinh động.