02/06/2017, 13:36

Soạn bài Tinh thần yêu nước của yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Tinh thần yêu nước của yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu thể loại – Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh là văn bản được viết theo thể văn nghị luận. – Tìm hiểu về văn nghị luận: + Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho ...

Soạn bài Tinh thần yêu nước của yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu thể loại – Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh là văn bản được viết theo thể văn nghị luận. – Tìm hiểu về văn nghị luận: + Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. + Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị ...

của Hồ Chí Minh


I. Tìm hiểu thể loại

– Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh là văn bản được viết theo thể văn nghị luận.
– Tìm hiểu về văn nghị luận:
+ Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó.
+ Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung chủ yếu của văn bản nghị luận về vấn đề tinh thần sục sôi yêu nước của nhân dân của cả dân tộc. Qua bài văn nêu cao được sự hào khí mãnh liệt của tinh thần đoàn kết một khối – lòng yêu nước dâng cao hơn bao giờ hết của toàn thể nhân dân Việt Nam. Câu chứa nội dung thể hiện được rõ nhất trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

2. Bố cục văn bản
Bố cục bài văn có thể được chia làm 3 phần cơ bản:
– Mở bài: Từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước” -> Tinh thần yêu nước là một trong những truyền thống quý báu nhất của nhân dân ta từ bao đời nay.
– Thân bài: tiếp theo…đến “lòng nồng nàn yêu nước” -> Tinh thần yêu nước được minh chứng trong những năm tháng cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt của dân tộc.
– Kết bài: Phần còn lại -> Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân ta được phát huy như một làn sóng lớn đồng thời đó cũng như một nhiệm vụ mà mỗi công dân cần có để giữ gìn và bảo vệ xây dựng đất nước.

soan bai tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta

3. Dẫn chứng chứng minh cho luận điểm “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” được tác giả sử dụng trong bài:
– Tinh thần yêu nước được thể hiện trong lịch sử các thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.
– Tinh thần yêu nước của nhân dân qua cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp:
 Lấy dẫn chứng từ những cá nhân cụ thể: mọi lứa tuổi, người miền ngược người miền xuôi, người trong vùng tạm chiếm hay người ở ngoài hay người hậu phương, những người phụ nữ tần tảo hay những người mẹ chiến sĩ, nông dân, công nhân hay những người lam lũ bán lưng cho trời…Tất cả đều mang trong mình một tinh thần nồng nàn yêu dân tộc, yêu tổ quốc như một niềm tự hào của một dân tộc anh hùng đối mặt với bao thế lực to lớn bên ngoài để giữ nên độc lập.


4. Những hình ảnh so sánh được sử dụng:

– Tinh thần yêu nước (như) làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
-> Cách so sánh độc đáo làm nổi bật bật sức mạnh như làn sóng cuồn cuộn, hùng mạnh.
– Tinh thần yêu nước (như) các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo.
-> Cách so sánh sinh động giúp người đọc dễ liên tưởng được tinh thần nồng nàn yêu nước đó thật đáng quý, giá trị to lớn của lòng yêu nước không gì sánh bằng.


5. a- Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

– Câu kết đoạn: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
b) Dẫn chứng được sử dụng trong đoạn theo mô hình “từ…đến…”, được sắp xếp theo thứ tự: tuồi tác, căn cứ địa, tiền tuyến, hậu phương, các giai cấp tầng lớp trong xã hội.
c) Mối quan hệ của những cá nhân trong cộng đồng với nhau là mối quan hệ có tính khái quát cao trên nhiều bình diện: trai – gái, già – trẻ, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương…

6. Nghệ thuật trong bài văn tạo nên sức thuyết phục thành công cho tác phầm chính là:
– Bố cục chặt chẽ, logic.
– Dẫn chứng sử dụng có sự chọn lọc kĩ càng và được trình bày theo một trật tự thời gian hợp lý làm nổi bật lên tính chất toàn dân.
– Hình ảnh được so sánh sinh động truyền cho người đọc sức mạnh to lớn giá trị quý báu của tinh thần yêu nước.

0