Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7
Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7 I. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục bài văn có thể chia làm các phần như: – Phần mở đầu (đoạn 1 +2): 2. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau: – Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát. ...
Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7 I. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục bài văn có thể chia làm các phần như: – Phần mở đầu (đoạn 1 +2): 2. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau: – Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát. – Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý: + Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những ...
I. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục bài văn có thể chia làm các phần như:
– Phần mở đầu (đoạn 1 +2):
2. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
– Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
– Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
II. Nhận định “ Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay ”.
Được tác giả giải thích rằng : Tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa nói rằng: tiếng việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. Tác giả giải thích ngắn gọn mà rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng việt.
III. Để chứng minh cái đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các chứng cứ:
-Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn cái hay của tiếng Việt là tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm , tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa.
– Nét đẹp của ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác.
Cách sắp xếp các chứng cứ :
– Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
– Ý kiến của người nước ngoài khi sang thăm nước ta: tiếng việt là một thứ tiếng giàu tiếng nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “ nghe” và chỉ nghe thôi.
– Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
– Từ vựng dồi dào qua các bài thơ, câu ca dao, tục ngữ.
– Tiếng việt là một thứ tiếng hay’
– Có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
– Từ vựng tiếng việt tăng lên qua các thời kì.
IV. sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng việt được thể hiện ở các phương diện:
– Sự phong phú và phối hợp hài hòa thanh điệu.
– Đặc điểm cú pháp tiếng Việt yêu cầu phải tự nhiên và hài hòa, cân xứng.
– Khả năng sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của kinh tế và xã hội.
V. những ưu điểm trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này :
– kết hợp giải thích với chứng minh và bình luận.
– lập luận chặt chẽ
– các dẫn chứng được dẫn ra khá toàn diện, bao quát, không quá tỉ mỉ, và thường sử dụng biện pháp mở rộng câu.
Ví dụ: “ họ không hiểu tiếng ta, và đó là ấn tượng, ấn tượng của người “nghe”, và chỉ nghe thôi”.