Soạn bài Chơi chữ lớp 7
Soạn bài Chơi chữ lớp 7 I Thế nào là chơi chữ 1. Nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao: Từ lợi thứ nhất nghĩa là thuận lợi suôn sẻ khi làm một việc gì. Từ lợi thứ hai và ba nghĩa là chỉ một bộ phận gắn liền với răng của con người. 2.Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện ...
Soạn bài Chơi chữ lớp 7 I Thế nào là chơi chữ 1. Nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao: Từ lợi thứ nhất nghĩa là thuận lợi suôn sẻ khi làm một việc gì. Từ lợi thứ hai và ba nghĩa là chỉ một bộ phận gắn liền với răng của con người. 2.Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm nhưng khác nghĩa. 3. Việc sử dụng từ lợi có tác dụng tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. II Các lối chơi chữ (1) Sánh với Na-va ...
I Thế nào là chơi chữ
1. Nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao:
Từ lợi thứ nhất nghĩa là thuận lợi suôn sẻ khi làm một việc gì.
Từ lợi thứ hai và ba nghĩa là chỉ một bộ phận gắn liền với răng của con người.
2.Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm nhưng khác nghĩa.
3. Việc sử dụng từ lợi có tác dụng tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
II Các lối chơi chữ
(1)
Sánh với Na-va “ ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
-> Đây là lối chơi chữ trại âm ( gần âm).
(2)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
-> Đây là lối chơi chữ điệp âm.
(3)
Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
-> Đây là lối chơi chữ nói lái.
(4)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
-> Đây là lối chơi chữ dùng từ ngữ đồng âm.
Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ
I Sử dụng từ đồng âm, đúng chính tả
Các từ im đậm dùng sai:
– Từ dùi : sai chính tả, sai âm. Sửa là vùi đầu.
– Từ tập tẹ: sai chính tả, sai âm. Sửa là bập bẹ.
– Từ khoảng khắc: sai chính tả. Sửa là khoảnh khắc.
II Sử dụng từ đúng nghĩa
Các từ in đậm trong các câu sau dùng sai nghĩa. Sửa là:
– Đất nước ta ngày càng tươi đẹp.
– Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế.
– Con người phải có lương tâm
III Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
Các từ in đậm sử dụng sai tính chất ngữ pháp của từ. Sửa là :
– Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào nhoáng.
– Cách ăn mặc của chị thật là giản dị
– Bọn giặc đã chết với nhiều cảnh tượng thảm hại : máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầu nội ở Tụy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.
– Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.
IV Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Các từ in đậm trong các câu dưới đây sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm. Sửa là :
– Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.
– Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên [ …]. Nhưng viên vẫn rán sức quần nhau với nó.
V Không sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
Không sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt trong các trường hợp giao tiếp hay các văn bản hành chính, báo chí.