Soạn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Soạn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Câu 1: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc tác giả đang trên đường hành quân, dừng chân nghỉ ở xóm nhỏ, nghe thấy tính gà gáy nhảy ổ. Mạch cảm xúc trong bài thơ: tác giả nghe tiếng gà thì nhớ đến tuổi thơ của mình. Trong nỗi nhớ có hình ...
Soạn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Câu 1: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc tác giả đang trên đường hành quân, dừng chân nghỉ ở xóm nhỏ, nghe thấy tính gà gáy nhảy ổ. Mạch cảm xúc trong bài thơ: tác giả nghe tiếng gà thì nhớ đến tuổi thơ của mình. Trong nỗi nhớ có hình ảnh người bà tẩn tảo sớm khuya. Nỗi nhớ khắc sau hình ảnh quê hương trở thành động lực để người chiến sĩ chắc tay súng bảo vệ nước nhà. Câu 2: Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi ...
Câu 1:
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc tác giả đang trên đường hành quân, dừng chân nghỉ ở xóm nhỏ, nghe thấy tính gà gáy nhảy ổ.
Mạch cảm xúc trong bài thơ: tác giả nghe tiếng gà thì nhớ đến tuổi thơ của mình. Trong nỗi nhớ có hình ảnh người bà tẩn tảo sớm khuya. Nỗi nhớ khắc sau hình ảnh quê hương trở thành động lực để người chiến sĩ chắc tay súng bảo vệ nước nhà.
Câu 2:
Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ được gợi từ bài Tiếng gà trưa:
– Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng bên ổ trứng hồng.
– Kỉ niệm xem gà đẻ trứng bị bà mắng.
– Hình ảnh người bà tần tảo soi từng quả trứng cho gà mái ấp.
Qua đó ta thấy được tiếng gà đã gợi cho tác giả nhớ đến bao kỉ niệm thời thơ ấu và hình ảnh người bà dấu yêu tần tảo sớm khuya. Đó là tình cảm ruột thịt, quê hương không thể nào quên được trong tâm trí của mỗi người.
Câu 3:
Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn.
– Bà khom tay soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu
– Có tiếng bà vẫn mắng/ Gà đẻ mà mày nhìn
– Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi/ mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới.
Tình cảm bà cháu thật sau đậm. Bà luôn chắt chiu, chăm lo cho cháu dù có khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.
Câu 4:
Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt. Phần lớn trong bài là vần cách, không thống nhất cách gieo vần nhưng đúng âm điệu. Mỗi bài thơ 5 tiếng có 4 câu nhưng trong bài thơ có khổ 1, 2, 3,5, 8 là nhiều hơn.
Trong bài thơ thì câu thơ “ Tiếng gà trưa” được lập lại nhiều lần trong bài ở vị trí khổ 2, 3, 4 và 7.
Việc lập lại có tác dụng khơi gợi những kỉ niệm làm cho mạch cảm xúc trong bài được liền mạch kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên xuốt bài thơ.