Soạn bài Tổng kết phần Văn - Ngữ văn 6 tập 2
Câu 1. Nhớ và ghi lại tất cả tên các văn bản đã được đọc – hiểu: *Chương 1: - Con Rồng cháu Tiên - Bánh chưng, bánh giầy - Thánh Gióng - Sơn Tinh, Thủy Tinh - Sự tích Hồ Gươm - Sọ Dừa - Thạch Sanh - Em bé thông minh - Cây bút thần - Ông lão đánh cá và con cá ...
Câu 1. Nhớ và ghi lại tất cả tên các văn bản đã được đọc – hiểu:
*Chương 1:
- Con Rồng cháu Tiên
- Bánh chưng, bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sự tích Hồ Gươm
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Đeo nhạc cho mèo
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
- Con hổ có nghĩa
- Mẹ hiền dạy con
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Bài học đường đời đầu tiên
- Sông nước Cà Mau
- Bức tranh của em gái tôi
- Vượt thác
- Cô Tô
- Cây tre Việt Nam.
- Lao xao
- Buổi học cuối cùng
- Lòng yêu nước
Chương 2: Văn bản trữ tình
Đêm nay Bác không ngủ
Lượm
Mưa
Chương 3: Văn bản nhật dụng
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Động Phong Nha.
Câu 2. Đọc chú thích:
*Truyền thuyết là: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với cấc sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
* Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật:
+, Nhân vật bất hạnh
+, Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng
+, Nhân vật là động vật
+, Nhân vật thông minh và ngốc nghếch.
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
* Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
* Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
*Truyện trung đại: thể loại truyện văn xuôi chữ Hán, nội dung mang tính chất giáo huấn. Có loại truyện hư cấu và có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện đơn giản, nhân vật thường miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
*Văn bản nhật dụng là: những bài viết gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số…Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
3. Riêng các văn bản về truyện, hãy lập bảng kê theo mẫu sau:
STT |
Nhan đề |
Nhân vật chính |
Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính. |
1 |
Con Rồng cháu Tiên |
Lạc Long Quân, Âu Cơ. |
Mạnh mẽ, xinh đẹp Cha, mẹ đầu tiên của người Việt. |
2 |
Bánh chưng, bánh giầy |
Lang Liêu |
Hiếu thảo, nhân hậu, khéo léo. Người làm ra hai thứ bánh quý. |
3 |
Thánh Gióng |
Thánh Gióng |
Người anh hùng đánh giặc cứu nước. |
4 |
Sơn Tinh, Thủy Tinh. |
Sơn Tinh Thủy Tinh |
- Tài giỏi, chống lũ lụt, cứu dân. - Anh hùng nhưng ghen tuông hạ nước, hại dân. |
5 |
Sự tích Hồ Gươm |
Lê Lợi |
Anh hùng dân tộc đánh thắng giặc Minh, cứu nước, cứu dân. |
6 |
Sọ Dừa |
Sọ Dừa |
Nghèo khổ, thông minh và lường trước được mọi việc. |
7 |
Thạch Sanh |
Thạch Sanh |
Nghèo khổ, thật thà, trung thực, dũng cảm. |
8 |
Em bé thông minh |
Em bé |
Nghèo khổ, rất thông minh, dũng cảm và khôn khéo. |
9 |
Cây bút thần |
Mã Lương |
Nghèo khổ, thông minh, vẽ rất giỏi, dũng cảm. |
10 |
Ông lão đánh cá và con cá vàng. |
Ông lão Mụ vợ Cá vàng |
- Hiền lành, tốt bụng, nhu nhược. - Tham lam vô lối, ác và ngu đần. - Đền ơn, đáp nghĩa tận tình. |
11 |
Ếch ngồi đáy giếng |
Ếch |
Bảo thủ, chủ quan, ngu xuẩn. |
12 |
Thầy bói xem voi |
Các thầy bói |
Bảo thủ, chủ quan, lố bịch. |
13 |
Đeo nhạc cho mèo |
Chuột Cống, Chuột Nhắt, Chuột Chù. |
Sáng kiến viển vông, sợ mèo, đấy trách nhiệm cho kẻ khác. |
14 |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
Tị nạnh không đúng chỗ, không hiểu chân lí đơn giản, hối hận và sửa lỗi kịp thời. |
15 |
Treo biển |
Anh treo biển |
Không có lập trường. |
16 |
Lợn cưới, áo mới |
Hai chàng trai |
Cùng thích khoe khoang, lố bịch. |
17 |
Con hổ có nghĩa |
Hai con hổ |
Nhận ơn, hết lòng hết sức để trả ơn, đáp nghĩa. |
18 |
Mẹ hiền dạy con |
Bà mẹ |
Hiền minh, sáng suốt, nhân hậu , nghiêm khắc, công bằng trong cách dạy con. |
19 |
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng |
Thái y lệnh họ Phạm |
Lương y như từ mẫu. Giỏi nghề và biết thương người bệnh như thương thân. |
20 |
Dế Mèn phiêu lưu kí |
Dế Mèn |
Hung hăng, xốc nổi, ăn năn việc mình làm nhưng đã muộn. |
21 |
Bức tranh của em gái tôi |
Anh trai |
Ghen tức, đố kị, mặc cảm, ân hận và sửa lỗi kịp thời. |
22 |
Buổi học cuối cùng |
Thầy Ha-men |
Yêu nước, yêu tiếng Pháp, căm thù quân Đức xâm lược. |
4. Trong các nhân vật chính, em thích nhất 3 nhân vật:
- Thánh Gióng: vì đây là vị anh hùng đã cứu dân, cứu nước, chống giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta.
- Thạch Sanh: vì là một người tài giỏi, luôn tin tưởng bạn bè, giúp đỡ mọi người và cứu giúp những người xa lạ.
- Em bé thông minh: vì đây là một em bé tài giỏi, thông minh và xử lí mọi tình huống đều hay, có tình, có lí.
5. Phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm giống nhau: cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả.
6.
a. Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước:
- Thánh Gióng
- Sự tích Hồ Gươm
- Lượm
- Cây tre Việt Nam
- Lòng yêu nước
- Buổi học cuối cùng
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Động Phong Nha
b. Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái:
- Con Rồng cháu Tiên
- Bánh chưng, bánh giầy
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Con hổ có nghĩa
- Mẹ hiền dạy con
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Đêm nay Bác không ngủ
- Dế Mèn phiêu lưu kí
- Bức tranh của em gái tôi
- Lao xao.
Zaidap.com