02/06/2017, 13:29

Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại

Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại 1. Văn học Việt Nam thời trung đại gồm những bộ phận nào, những thành phần nào? _ Văn học trung đại Việt Nam gồm có hai bộ phận chính: + Văn học dân gian + Văn học viết Trong văn học viết lại gồm hai thành phần sau: + Văn học chữ Hán + Văn ...

Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại 1. Văn học Việt Nam thời trung đại gồm những bộ phận nào, những thành phần nào? _ Văn học trung đại Việt Nam gồm có hai bộ phận chính: + Văn học dân gian + Văn học viết Trong văn học viết lại gồm hai thành phần sau: + Văn học chữ Hán + Văn học chữ Nôm -> Ta có thể khái quát hóa thông qua sơ đồ sau: 2. Phân tích, chứng minh quan hệ và tác động qua lại giữa các bộ phận, các thành phần văn học ...

1. Văn học Việt Nam thời trung đại gồm những bộ phận nào, những thành phần nào?
_ Văn học trung đại Việt Nam gồm có hai bộ phận chính:
+ Văn học dân gian
+ Văn học viết
Trong văn học viết lại gồm hai thành phần sau:
+ Văn học chữ Hán
+ Văn học chữ Nôm
->  Ta có thể khái quát hóa thông qua sơ đồ sau:

khai quat van hoc viet nam thoi trung dai

2. Phân tích, chứng minh quan hệ và tác động qua lại giữa các bộ phận, các thành phần văn học Việt Nam thời trung đại trong quá trình vận động và phát triển.
_ Hai bộ phận của văn học trung đại là văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau:
+ Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, từ khi người Việt Nam còn chưa có chữ viết, các tác phẩm dân gian được sáng tác bởi tập thể các tác giả dân gian và được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
+ Văn học viết ra đời khi chữ viết xuất hiện. Tuy nhiên, văn học viết ra đời lại kế thừa, vay mượn từ các tác phẩm dân gian như: cốt truyện, chất liệu, đề tài, thi pháp.

Ví dụ như tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ câu chuyện cổ dân gian là Vợ chàng TRương.
Hay trong Lan trì kiến văn lục của nhà văn Vũ Trinh có tác phẩm Chuyện tình ở Thanh Trì cũng là sự vay mượn cốt truyện của truyện Trương Chi.
+ Như vậy, văn học dân gian và văn học viết có sự tương trợ, bổ sung cho nhau để nền văn học phát triển, văn học dân gian cung cấp đề tài cho văn học viết, văn học viết góp phần lưu giữ những giá trị của văn học dân gian.
+ Giữa văn học chữ Hán và chữ Nôm cũng có quan hệ mật thiết với nhau, chúng cùng song hành tồn tại và phát triển, chữ Nôm là sự cải biên trên cơ sở chữ Hán, là chữ viết mang tính dân tộc Việt Nam.

3. Phân tích, chứng minh: Thế kỉ XVIII là thời điểm bước ngoặt lớn của lịch sử xã hội và văn học lịch sử nước ta thời trung đại.
_ Nói thế kỉ XVIII là thời điểm bước ngoặt lớn của lịch sử xã hội và văn học lịch sử nước ta thời trung đại bởi:
+ Đây là thời kì mà xã hội nước ta có nhiều biến động, phong trào nông dân nổ ra, khủng hoảng sâu sắc về ý thức hệ, vấn đề về con người được đặt ra.
+ Đây là giai đoạn văn học Việt Nam có nhiều khởi sắc, các tác phẩm văn học đa dạng về thể loại, đề tài, viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán với các tác giả nổi tiếng như: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…

4. Phân tích một số tác phẩm cụ thể để thấy được đặc điểm về nội dung của văn học Việt Nam thời trung đại.
_ Một số đặc điểm về nội dung của văn học trung đại Việt Nam là:
+ Tình yêu nước
+ Ý thức dân tộc
+ Tinh thần nhân văn

0