Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
Soan bai Bai ca nha tranh bi gio thu pha – Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) của Đỗ Phủ Câu 1: Bài thơ gồm 2 phần: – Phần 1: gồm 3 đoạn 1, 2, 3: Hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả khi nhà bị gió thu phá. – Phàn 2: Phần còn lại: Nói về ước mơ ...
Soan bai Bai ca nha tranh bi gio thu pha – Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) của Đỗ Phủ Câu 1: Bài thơ gồm 2 phần: – Phần 1: gồm 3 đoạn 1, 2, 3: Hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả khi nhà bị gió thu phá. – Phàn 2: Phần còn lại: Nói về ước mơ của tác giả. Bài thơ có 3 khổ năm câu là khổ 1, khổ 2 và khổ 4. Các khổ 1, 2, 3 đa số có 7 chữ trong một dòng. Khổ 4 có 9 đến 10 chữ trong một dòng. Khổ 2, 3 gieo ...
– Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) của Đỗ Phủ
Câu 1:
Bài thơ gồm 2 phần:
– Phần 1: gồm 3 đoạn 1, 2, 3: Hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả khi nhà bị gió thu phá.
– Phàn 2: Phần còn lại: Nói về ước mơ của tác giả.
Bài thơ có 3 khổ năm câu là khổ 1, khổ 2 và khổ 4.
Các khổ 1, 2, 3 đa số có 7 chữ trong một dòng.
Khổ 4 có 9 đến 10 chữ trong một dòng.
Khổ 2, 3 gieo vần trắc thể hiện sự uất ức, đau xót.
Khổ cuối gieo vần bằng, có 3 vần bằng liên hoàn nhau thể thiện ước mơ vút cao của tác giả.
Câu 2: Kẻ bảng và đánh x vào ô hợp lí:
Phương thức biêu đạt |
Miêu tả |
Tự sự |
Biểu cảm trực tiếp |
Miêu tả kết hợp tự sự |
Miêu tả kết hợp biểu cảm |
Tự sự kết hợp biểu cảm |
Kết hợp cả 3 phương thức |
Phần 1 |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Phần 2 |
x |
|
x |
|
x |
|
|
Câu 3:Nỗi khổ của tác giả vì ngôi nhà bị gió thu phá, tranh bay qua sông, mảnh thì treo ngọn cây cao, mảnh thì quay lộn mương sa, trẻ con cướp giật cắp tranh đi vào lũy tre cảnh tượng thật là kinh hoàng nhưng đầy xót xa.
Đỗ phủ rất nghèo, lại tuổi đã già có mỗi ngôi nhà tranh không có người thân thích nay nhà tranh bị gió phá ông không biết phải xoay sở làm sao.
Nỗi khổ thân tình thái thế: Một thân một mình đã già yếu nhà thì bị gió phá, trẻ con thì khinh già cướp giật mất tranh.
Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa không dứt, nhà bị tốc mái, cái mền ướt sũng rách nát, rét lạnh như sắt.
Nỗi khổ do chiến tranh loạn lạc: Đây là nỗi khổ lớn nhất dẫn đến những nối khổ trên. Vì nỗi khổ này mà tác giả một thân một mình, lũ trẻ phải đi cướp giật vì túng thiếu và tác giả phải sống trong đêm lạnh ướt át. Đây cũng là nỗi khổ của toàn một xã hội đen tối.
Tác giả đã miêu tả thật sinh dộng, khúc chiết, hàm xúc khiến người đọc hình dung ngay được nỗi khổ và hoàn cảnh của tác giả cũng như toàn xã hội.
Câu 4: Giá thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi rất nhiều. Làm cho bài thơ chỉ có giá trị hiện thực mà không có giá trị nhân đạo.
Tình cảm cao quý của nhà thơ được thể hiện trong phần cuối:
– Tác giả mơ ước: nhà rộng muôn ngàn gian, che khắp thiên hạ.
– Tấm lòng nhân ái: kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.
– Tấm lòng vị tha: luôn nghĩ cho người khác: Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.