02/06/2017, 13:31

Soạn bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9

Soan bai Vieng Lang Bac cua Vien Phuong – Đề bài: Soạn bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9. 1. Cảm xúc bao trùm lên bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là tấm lòng thành kính sâu sắc cũng như sự biết ơn vô hạn của tác giả đối với vị cha già của dân tộc. Trình tự biểu ...

Soan bai Vieng Lang Bac cua Vien Phuong – Đề bài: Soạn bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương lớp 9. 1. Cảm xúc bao trùm lên bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là tấm lòng thành kính sâu sắc cũng như sự biết ơn vô hạn của tác giả đối với vị cha già của dân tộc. Trình tự biểu hiện những cảm xúc trong bài được nhà thơ triển khai theo một trật tự sau: + Niềm xúc động khi nhà thơ được đặt chân đến lăng Bác. + Cảm xúc về dòng người bất tận vào viếng ...

– Đề bài: .

1. Cảm xúc bao trùm lên bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là tấm lòng thành kính sâu sắc cũng như sự biết ơn vô hạn của tác giả đối với vị cha già của dân tộc.

Trình tự biểu hiện những cảm xúc trong bài được nhà thơ triển khai theo một trật tự sau:
+ Niềm xúc động khi nhà thơ được đặt chân đến lăng Bác.
+ Cảm xúc về dòng người bất tận vào viếng lăng bác, cùng với những suy ngẫm về Bác, gắn với những biểu tượng: mặt trời, vầng trăng dịu hiền, trời xanh…
+ Ước muốn thiết tha của nhà thơ, muốn ở lại bên Bác

2. Ngay trong khổ thơ đầu tiên, nhà thơ Viễn Phương đã miêu tả hình ảnh hàng tre bát ngát bên lăng Bác, đây là một hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa là hình ảnh mang tính biểu tượng:

+ Trước hết, hình ảnh hàng tre là một hình ảnh thực, hai rặng tre xanh được trồng xung quanh lăng Bác, đây là hình ảnh mà ta có thể bắt gặp ngay khi bước chân vào lăng.
+ Tuy nhiên, nhà thơ Viễn Phương còn sử dụng hình ảnh hàng tre như một biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Hàng tre xanh biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước bão táp, mưa sa của con người Việt Nam anh hùng, hàng tre ngày ngày đứng bên Bác như những con người Việt Nam vẫn luôn hướng về Bác, dành tình cảm mến yêu vô bờ dành cho người cha già dân tộc.
Hình ảnh cây tre cuối bài thơ lại thể hiện được khát khao được bên Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ muốn trở thành cây tre trung hiếu ngày ngày bên Bác.

soan bai tho vieng lang bac cua vien phuong

3. Nhà thơ Viễn Phương, đoàn người đến viếng lăng nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đều dành cho Bác tấm lòng thành kính, thương yêu sâu sắc nhất, người là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha, người Bác thân yêu của cả dân tộc. Sự ra đi của Bác cũng là sự mất mát, đau thương của toàn thể dân tộc, con người Việt Nam. Tuy Bác không còn nhưng bóng hình của Bác thì mãi còn sống mãi trong trái tim của mỗi người. Để thể hiện tình cảm kính yêu cũng như sự sống bất diệt của Bác trong trái tim mình, nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng những hình ảnh biểu tượng:

+ Mặt trời: Bác chính là mặt trời của dân tộc Việt Nam, bác mang đến ánh sáng của hòa bình, tự do, đưa người dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành những người dân tự do, làm chủ đất nước.
+ Vầng trăng sáng dịu hiền: Với con người Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ, ngủ một giấc ngủ bình yên.

4. Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm vừa tha thiết vừa tự hào lại ẩn chứa những xót xa, mất mát. Sự linh hoạt trong giọng điệu đưa người đọc đến với nhiều cung bậc của cảm xúc. Nhịp thơ trầm lắng, chậm chãi thể hiện được tấm lòng thành kính, trang nghiêm vừa thể hiện được cái nghẹn ngào đầy xúc động của nhà thơ.

0