02/06/2017, 13:31

Soạn bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

Soạn bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) I. Chuẩn bị ở nhà 1. Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ở tiết học trước, đọc kĩ phần ghi nhớ để nắm vững những yêu cầu của từng phần: Mở bài, thân bài và kết luận. 2. Đọc lại ...

Soạn bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) I. Chuẩn bị ở nhà 1. Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ở tiết học trước, đọc kĩ phần ghi nhớ để nắm vững những yêu cầu của từng phần: Mở bài, thân bài và kết luận. 2. Đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. II. Luyện tập trên lớp Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” ...

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ở tiết học trước, đọc kĩ phần ghi nhớ để nắm vững những yêu cầu của từng phần: Mở bài, thân bài và kết luận.

2. Đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

II. Luyện tập trên lớp

Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

– Yêu cầu: hãy lập dàn ý chi tiết.

* Gợi ý làm bài

– Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận về đoạn trích trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cần chú ý đến các từ như “cảm nhận”, “truyện ngắn Chiếc lược ngà” để định hướng đúng đắn trong quá trình làm bài.

luyen tap bai van nghi luan ve tac pham truyen

– Hiểu biết của em về hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình: Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966, đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam bước vào giai đoạn dữ dội, ác liệt nhất. Những người lính như ông Sáu trong truyện đều là những người trực tiếp cầm súng đấu tranh bảo vệ đất nước, dân tộc. Hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, họ phải xa nhà, xa gia đình để chiến đấu ở chiến trường xa xôi. Bởi vậy mà tạo nên nhiều mất mát, đau khổ trong tình cảm gia đình.

– Ông Sáu và bé Thu trong truyện đều là những nạn nhân của chiến tranh, vì chiến tranh mà tình cha con bị chia cắt, gây nên những hiểu lầm đáng tiếc:

+ Bé Thu từ nhỏ đã không biết mặt ba, thứ duy nhất bé Thu có chính là bức ảnh chụp của ba.
+ Ông Sáu phải xa con từ khi con mới lọt lòng, tấm lòng thương yêu, nhớ nhung dồn hết vào kì nghỉ phép của mình nhưng bé Thu không chịu nhận cha cũng bởi vết thương chiến tranh đang hằn sâu trên khuôn mặt của ông.

– Nguyễn Quang Sáng đã tạo ra được một tình huống éo le, nhiều thử thách để khi vượt qua được thì hai cha con ông Sáu mới thực sự được đoàn tụ. Điểm nhìn trần thuật chính là lời kể của nhân vật ông Ba, người đồng đội của ông Sáu.

0