Soạn bài Thành ngữ lớp 7
Soạn bài: Thành ngữ văn lớp 7. I Thế nào là thành ngữ? 1. Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh: Có 4 từ với nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống). a, Ta không thể thay một vài từ trong cụm từ bằng những từ khác, không thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ cũng không thể thay đổi vị ...
Soạn bài: Thành ngữ văn lớp 7. I Thế nào là thành ngữ? 1. Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh: Có 4 từ với nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống). a, Ta không thể thay một vài từ trong cụm từ bằng những từ khác, không thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ vì cụm từ có cấu tạo cố định, các từ liên kết thành một khối hoàn chỉnh, khi thay đổi nó sẽ trở lên cọc cằn và không hoàn chỉnh. b, Từ nhận xét ...
Soạn bài: Thành ngữ văn lớp 7.
I Thế nào là thành ngữ?
1. Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh: Có 4 từ với nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống).
a, Ta không thể thay một vài từ trong cụm từ bằng những từ khác, không thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ vì cụm từ có cấu tạo cố định, các từ liên kết thành một khối hoàn chỉnh, khi thay đổi nó sẽ trở lên cọc cằn và không hoàn chỉnh.
b, Từ nhận xét trên ta có thể rút ra kết luận :
– Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo cố định.
– Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2.
a, Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là chỉ hành động ngược chiều nhau và thể hiện sự vượt qua khó khăn vất vả. Nói như vậy để con người biết vượt qua khó khăn thử thách.
b, Nhanh như chớp nghĩa là thể hiện sự nhanh nhẹn trong khi làm một việc gì đó. Nói như vậy để thể hiện sự nhanh nhẹn của con người.
II Sử dụng thành ngữ
1. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:
– Bẩy nổi ba chìm: Đóng vai trò là vị ngữ.
– Tắt lửa tối đèn: Đóng vai trong là bổ ngữ.
2. Cái hay của việc dùng các thành ngữ trong câu là ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, có tính biểu cảm cao.