02/06/2017, 13:35

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch

Soan bai Cam nghi trong dem thanh tinh – Đề bài: Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch. Câu 1 : Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh hai câu cuối là thuần túy tả tình như vậy là không đúng. Vì ở trong hai câu đầu mặc dù có tả cảnh ...

Soan bai Cam nghi trong dem thanh tinh – Đề bài: Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch. Câu 1 : Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh hai câu cuối là thuần túy tả tình như vậy là không đúng. Vì ở trong hai câu đầu mặc dù có tả cảnh nhiều nhưng vẫn có tả tình. Hai câu đầu : Tác giả miêu tả ánh trăng rọi ở đầu giường thể hiện sự thao thức không ngủ được của tác giả. Có lẽ tác giả thao thức vì trăng quá ...

Soan bai Cam nghi trong dem thanh tinh – Đề bài: .

Câu 1 :
Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh hai câu cuối là thuần túy tả tình như vậy là không đúng.
Vì ở trong hai câu đầu mặc dù có tả cảnh nhiều nhưng vẫn có tả tình.

Hai câu đầu : Tác giả miêu tả ánh trăng rọi ở đầu giường thể hiện sự thao thức không ngủ được của tác giả. Có lẽ tác giả thao thức vì trăng quá đẹp, cũng có thể tác giả thao thức vì nhìn trăng tác giả nhớ đến quê hương của mình. Bởi tác giả là một con người xa quê. Ở câu thứ hai ta có thể thấy vị trí của ánh trăng đã bị dịch chuyển lan tỏa ra khắp không gian và với sự nhạy cảm tinh tế của tác giả tác giả cảm nhận được mặt đất đang phủ sương thể hiện tâm trạng bâng khuâng của tác giả.

Hai câu thơ cuối : Như không thể dồn nén được nữa tác giả đã nói ra thành lời ‘‘ nhớ cố hương’’ thể hiện tâm trạng nhớ nhung quê hương của mình. Tác giả thấy ánh trăng tuy đẹp nhưng vẫn thầm chứa nỗi cô đơn vì tác giả nhớ quê hương của mình.

soan bai xa ngam nui thac lu

Như vậy ta thấy được cảnh và tình có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Khi tác giả thấy trăng đẹp thì thao thức không ngủ được ngắm trăng và càng thức không ngủ được lại thấy trăng càng đẹp.

Câu 2 :
a, So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng trong hai câu thơ cuối ta thấy hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.
b, Tác dụng của phép đối vừa diễn tả được cử chỉ vừa diễn tả được tâm trạng thao thức nhớ đến quê nhà của tác giả.

Câu 3 :
Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), để (cúi) và tư (nhớ) diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Chúng có mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa đối lập, vừa nhân quả, vừa thống nhất với nhau. Nó giống như bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ để thấy được sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

0