02/06/2017, 13:35

Soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu ) của Hồ Chí Minh

Soan bai Canh Khuya cua Ho Chi Minh – Đề bài: Soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu ) của Hồ Chí Minh Câu 1 : Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : – Một bài có 4 câu – Mỗi câu có 7 chữ ...

Soan bai Canh Khuya cua Ho Chi Minh – Đề bài: Soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu ) của Hồ Chí Minh Câu 1 : Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : – Một bài có 4 câu – Mỗi câu có 7 chữ – Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4 – Ngắt nhịp : Cảnh khuya câu 1 là ¾, câu 2 và 3 là 4/3, câu 4 là 2/5. Nguyên tiêu là 4/3. Câu 2 : Hai câu ...

– Đề bài:

Câu 1 :
Hai bài Cảnh khuya và  Nguyên tiêu  được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt :
–    Một bài có 4 câu
–    Mỗi câu có 7 chữ
–    Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4
–    Ngắt nhịp : Cảnh khuya câu 1 là ¾, câu 2 và 3 là 4/3, câu 4 là 2/5. Nguyên tiêu là 4/3.

Câu 2 :

Hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya miêu tả cảnh có suối, có trăng, có hoa phong cảnh thật đẹp và nên thơ.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa: cảnh vật bắt đầu bằng âm thanh êm dịu của tiếng suối vọng lại thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh vật. Tác giả thật tinh tế và nhạy cảm so sánh tiếng suối như tiếng hát để tiếng suối gần gũi với con người.
Trăng lồng cổ thụ bóng lòng hoa : trăng, cổ thụ, hoa ba vật thể cách xa nhau mà vẫn lồng vào nhau tạo lên một bức tranh thiên nhiên thật là mĩ lệ.

Câu 3 :

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện tâm trạng không ngủ được, lo âu cho vận mệnh đất nước của tác giả.

Chưa ngủ vì tác giả thấy rằng cảnh về khuya đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời nên không ngủ được. Đây là tâm hồn nghệ sĩ.

Chưa ngủ vì lo cho vận mệnh của đất nước. Đây là tâm hồn chiến sĩ và cũng là yếu tố chính của bài.

Trong hai câu thơ ấy có từ chưa ngủ được lập lại và điều đó có tác dụng :

Thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Làm nổi bật tâm trạng thao thức lo cho vận mệnh quả đất nước.

soan bai canh khuya cua ho chi minh

Câu 4 :
– Nhận xét hình ảnh không gian của bài Rằm tháng giêng :
+ Rộng lớn bao la : Bởi sự vô biên của dòng sông và bầu trời.
+ Tràn ngập ánh trăng : Đây là ngày trăng tròn đầu tiên của năm hội tụ sự tinh khôi, mới mẻ và thiêng liêng.
+ Tràn đầy sức xuân : sông xuân, nước xuân, trời xuân.

– Cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng :
+  Tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết
+ Khái quát toàn cảnh và sự hài hòa giữ cảnh vật.

– Đặc biệt ở câu thơ thứ hai là có ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. Thể hiện một mùa xuân đang tràn đầy sự sống lan tỏa ra khắp không gian.


Câu 5:

Bài nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong như hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Trăng tà chiếu qua kêu sương
Lửa chào cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Câu 6:

Cảnh khuya và Rằm tháng riêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp . Hai bài đều thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác Hồ:

–    Tâm hồn yêu thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
–    Hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển: con thuyền, dòng sông, ánh trăng
–    Tâm trạng ung dung tự tại của chiến sĩ cách mạng, đêm ngày toàn tâm lo cho vận mệnh nước nhà.

Câu 7:

Hai bài đều miêu tả trăng ở chiến khu Việt Bắc nhưng mỗi bài ánh trăng lại có vẻ đẹp riêng như những bức tranh tuyệt đẹp:

Cảnh khuya là cảnh trăng giữa rừng khuya, trăng ngàn gió núi.
Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông và tràn đầy sức xuân.

0