02/06/2017, 13:27

Soạn bài Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi

Soan bai Binh ngo dai cao – Đề bài: Soạn bài Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi. 1. Tóm lược và nêu chủ đề của từng đoạn. Chủ đề của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào? Bài thơ “Bình ngô đại cáo” của ...

Soan bai Binh ngo dai cao – Đề bài: Soạn bài Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi. 1. Tóm lược và nêu chủ đề của từng đoạn. Chủ đề của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào? Bài thơ “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi có thể chia ra thành những phần khác nhau, mỗi phần lại thể hiện được một dung tiêu biểu, góp phần làm lên chủ đề của toàn bộ bài thơ. Cụ thể như sau: + Đoạn 1: Là ...

– Đề bài: .

1. Tóm lược và nêu chủ đề của từng đoạn. Chủ đề của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?

Bài thơ “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi có thể chia ra thành những phần khác nhau, mỗi phần lại thể hiện được một dung tiêu biểu, góp phần làm lên chủ đề của toàn bộ bài thơ. Cụ thể như sau:

+ Đoạn 1: Là lời khẳng định của nhà thơ Nguyễn Trãi về nhân nghĩa , chân lí độc lập của đất nước.
+ Đoạn 2: Là lời lên án tội ác của giặc Minh cũng như thể hiện thái độ căm thù đối với hành vi xâm chiếm, bóc lột của chúng.
+ Đoạn 3: Tái hiện lại không khí của cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược từ những ngày đầu còn nhiều gian khó đến ngày thắng lợi vẻ vang, lừng lẫy. Nhà thơ cũng khẳng định sức mạnh làm lên chiến thắng đó chính là lòng yêu nước cũng như sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
+ Đoạn 4: Là lời tuyên bố hòa bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Minh.

2. Tìm hiểu đoạn mở đầu ( Từ “từng nghe….đến “Chứng cớ còn ghi”)

a. Có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung của bài cáo?
b. Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên bố độc lập
c. Tác giả có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc?

-> Trong đoạn mở đầu của “Bình ngô đại cáo” từ “Từng nghe”…đến “Chứng cớ còn ghi”, tác giả Nguyễn Trãi đã nêu ra những chân lí để khẳng định, làm chỗ dựa, căn cứ cho việc triển khai toàn bộ nội dung của bài cáo. Cụ thể như:

+ Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng nòng cốt trong việc lãnh đạo, mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước Đại Việt.

soan bai binh ngo dai cao

b. Đoạn mở đầu được đánh giá có ý nghĩa như lời tuyên bố độc lập của dân tộc Đại Việt. Bởi sau khi nêu ra chân lí về sự tồn tại độc lập thì tác giả Nguyễn Trãi đã chỉ ra cụ thể sự tồn tại độc lập của dân tộc Đại Việt là một chân lí không thể cối cãi, được củng cố, gìn giữ từ nhiều đời.

c. Để làm nổi bật lên nền độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt, tác giả Nguyễn Trãi đã:

+ Xác định cương giới lãnh thổ, chủ quyền dân tộc
+ Khẳng định nền văn hiến lâu đời của dân tộc
+ Đặt các triều đại phong kiến Việt Nam sánh ngang với các triều đại của Trung Hoa:

“ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc, hào kiệt bốn phương không bao giờ thiếu.

3. Tìm hiểu đoạn 2 ( Từ “Vừa rồi…” đến “Ai bảo thần dân chịu được”)

a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, hành động tội ác nào của giặc Minh. Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào man rợ nhất?
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc.
a. Từ việc khẳng định độc lập, tự chủ cũng như tư cách của một quốc gia, dân tộc độc lập, Nguyễn Trãi đã đi đến vạch trần bộ mặt gian sảo, tàn ác của giặc Minh bằng những hành động, âm mưu cụ thể:

+ Âm mưu: Cướp nước, đặt ách thống trị ở Đại Việt, luận điệu sảo trá mượn việc “Phù Trần diệt Hồ” làm nguyên cớ gây chiến tranh.
+ Hành động:
•    Nướng dân đen
•    Vùi con đỏ
•    Nặng thuế khóa
•    Tàn hại giống nòi, côn trùng cây cỏ.

b. Nguyễn Trãi đã dùng giọng văn đanh thép, lập luận chặt chẽ tố cáo tội ác man rợ, âm mưu thâm độc của kẻ thù.

4. Tìm hiểu đoạn 3 ( Từ “ta đây”… đến “ cũng là chưa thấy xưa nay”)

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tái hiện như thế nào?
b. Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Tác giả đã nhằm vào những loại trận ở mấy giai đoạn
–  Nêu những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại của quân giặc.
–  Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn.

a. Trong đoạn ba của bài thơ, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại chân thực, sống động giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tập trung tái hiện bức chân dung vị chủ tướng Lê Lợi, qua lòng căm thù sâu sắc với giặc Minh cũng như ý thứ tự giác cũng như nhiệt huyết sôi sục, quyết tâm giành độc lập cho đất nước.

– Vẻ đẹp của vị chủ tướng Lê Lợi không chỉ gợi ra trong cái ý thức, tinh thần cá nhân mà còn thể hiện được tư thế, tầm vóc lớn lao của một vị chủ tướng, một người anh hùng thời đại, Lê Lợi có tài thu phục lòng người, đoàn kết quân dân cùng tài thao lược đáng ngưỡng mộ.Viết về Lê Lợi bằng cả tấm lòng kính trọng, ngưỡng mộ, Nguyễn Trãi đã mang đến cho người đọc một bức chân dung toàn diện về người anh hùng này.

b. Dùng giọng văn mạnh mẽ, hào hùng Nguyễn Trãi vưa thể hiện được khí thế của thời đại anh hùng mà còn tạo nên một bản anh hùng ca chiến thắng trong niềm tự hào. Nhà thơ còn miêu tả niềm hân hoan tự hào ấy trong tương quan với thất bại ê chề của quân đội nhà Minh.

0