Soạn bài Tam đại con gà văn lớp 10
Soan bai Tam dai con ga – Soạn bài Tam đại con gà văn lớp 10 I. Tiểu dẫn Truyện cười có hai loại: Truyện khôi hài và truyện trào phúng + TRuyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục) + Truyện trào phúng: Có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các ...
Soan bai Tam dai con ga – Soạn bài Tam đại con gà văn lớp 10 I. Tiểu dẫn Truyện cười có hai loại: Truyện khôi hài và truyện trào phúng + TRuyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục) + Truyện trào phúng: Có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. _ ...
–
I. Tiểu dẫn
Truyện cười có hai loại: Truyện khôi hài và truyện trào phúng
+ TRuyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục)
+ Truyện trào phúng: Có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
_ “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” là những truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.
II. Hướng dẫn đọc bài
1. Trong truyện “Tam đại con gà”. Nhân vật thầy liên tiếp bị đặt vào hai tình huống để bộc lộ cái dốt của mình:
+ Thầy đồ đi dạy học, khi được học sinh hỏi, vì thấy nhiều nét chữ rắc rối, không biết chữ gì nhưng vì học sinh hỏi dồn nên thấy cuống, nói liều…
Để giải quyết rắc rối, ông thầy nói liều, vì sợ sai nên bảo học trò đọc khẽ. Hài hước hơn nữa là ông thầy đồ còn viện đến sự trợ giúp của thổ công bằng cách xin đài.
+ Khi bị người nhà của học trò phát hiện thì thầy đồ ra sức chối tội, giấu cái dốt của mình bằng những lời lí luận hết sức hài hước.
Trong tình huống này, ông thầy đã chữa ngượng bằng cách lí sự cùn
Ta có thể thấy ở đây, mâu thuẫn trái tự nhiên của nhân vật thầy chính là nhân vật này dốt nhưng lại khoe giỏi, biện minh cho cái dốt của mình bằng mớ lí luận cùn, đầy hài hước.
2. Qua nhân vật thầy đồ trong truyện cười “Tam đại con gà” các tác giả dân gian đã phê phán một tật xấu trong xã hội, đó là sự dốt nát nhưng không chịu học hỏi, đó là sự giấu dốt, khoe mẽ dù không có thật. Cái dốt của nhân vật không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ thuật gây cười cũng được khai thác từ chính mâu thuẫn trái tự nhiên này.