Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) I. Luyện tập Bài 1: a. Nhân vật giao tiếp là một đôi nam nữ, lứa tuổi trưởng thành b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào bối cảnh đêm trăng. Thời điểm đêm trăng khá đặc biệt, bởi đây là thời điểm mà những đôi lứa yêu nhau,những nam thanh nữ tú thường hò ...
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) I. Luyện tập Bài 1: a. Nhân vật giao tiếp là một đôi nam nữ, lứa tuổi trưởng thành b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào bối cảnh đêm trăng. Thời điểm đêm trăng khá đặc biệt, bởi đây là thời điểm mà những đôi lứa yêu nhau,những nam thanh nữ tú thường hò hẹn, tình tự. Không gian này phù hợp với những tâm sự thầm kín, cho những lời yêu được bộc bạch, dãi bày. c. Nhân vật “anh” nói: ...
I. Luyện tập
Bài 1:
a. Nhân vật giao tiếp là một đôi nam nữ, lứa tuổi trưởng thành
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào bối cảnh đêm trăng. Thời điểm đêm trăng khá đặc biệt, bởi đây là thời điểm mà những đôi lứa yêu nhau,những nam thanh nữ tú thường hò hẹn, tình tự. Không gian này phù hợp với những tâm sự thầm kín, cho những lời yêu được bộc bạch, dãi bày.
c. Nhân vật “anh” nói: “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”. Đây là câu hỏi cũng đồng thời là lời tỏ tình thầm kín, đầy ý nhị. Nhân vật anh mượn câu hỏi về lá tre non nhưng lại nhằm mục đích thăm dò tình cảm của nhân vật nàng với mình, liệu tình cảm ấy có đủ lớn để kết duyên vợ chồng hay chưa. Hay câu nói của chàng trai cũng có thể hiểu theo ý khác, đó là hỏi về tuổi của cô gái, để xem cô gái đã đến tuổi có thể hẹn hò, kết duyên hay chưa?/
d. Cách nói của chàng trai dù mượn những hình ảnh thiên nhiên “tre non” “đan sàng” để nói về tình cảm cũng như mong muốn của mình, phù hợp với sự chân thành và sâu sắc trong tình cảm của chàng trai nên phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Bài 2.
a. Trong cuộc giao tiếp, 2 nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ và các hành động:
_A Cổ (Chào) : Cháu chào ông ạ!
_ Ông (Chào lại): A Cổ hả?
+ (Khen) Lớn tướng rồi nhỉ?
+ (Hỏi thăm) Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?
_ A Cổ (Trả lời): Thưa ông, có ạ!
b. Cả ba câu trả lời của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng các câu đó lại nhằm mục đích khác nhau:
+ Câu hỏi đầu tiên là sự thay thế cho lời chào
+ Câu hỏi thứ hai lại nhằm mục đích khen ngợi
+ Câu hỏi thứ ba là một câu hỏi.
C. Qua lời nói của các nhân vật thể hiện được thái độ:
+ A Cổ: Lễ phép, kính trọng đối với bậc trên
+ Ông già: Yêu quý đối với đứa cháu nhỏ
-> Thể hiện được mối quan hệ thân thiết, gắn bó.
Bài 3:
a. Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhằm mục đích bộc lộ nỗi đồng cảm, xót xa cho những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội.
+ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận và cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ.
b.Thông qua những đặc điểm trong quá trình chế tạo chiếc bánh và đặc điểm chìm nổi của chiếc bánh, gợi liên tưởng về cuộc sống bất công, đau khổ của người phụ nữ khi không được định đoạt cuộc sống của chính mình.