28/05/2017, 20:28

Soan bài Tổng quan văn học Việt Nam

Soan bài Tổng quan văn học Việt Nam 1. Sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam 2. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam trải qua ba thời kì lớn: + Văn học từ thế ...

Soan bài Tổng quan văn học Việt Nam 1. Sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam 2. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam trải qua ba thời kì lớn: + Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX + Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 + Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX ...

1.    Sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam

soan bai tong quan van hoc viet nam


2.    Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam trải qua ba thời kì lớn:
+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

 

3.    Văn học Việt Nam đã thể hiện sự chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng:
+ Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên
+) Các tác phẩm văn học dân gian đã kể lại quá trìn cha ông ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng non sông, đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết sâu sắc, phong phú về tự nhiên.
+) Trong sáng tác thơ ca trung đại, hình tượng thiên niên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ.

 

+ Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, sự căm ghét các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương.

+ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:  Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam.

 

+ Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
+) Trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
+) Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được các nhà văn, nhà thơ đề cao. Đó là các giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, giai đoạn 1930- 1945.

 

0