28/05/2017, 20:28

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày 1. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” phê phán thói tham nhũng của quan lại trong xã hội phong kiến xưa. Tiền có thể thay đổi được công lí, bóp méo sự thật. + Truyện miêu tả thói tham nhũng của nhân vật lí trưởng và hoàn cảnh éo le cười ra nước ...

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày 1. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” phê phán thói tham nhũng của quan lại trong xã hội phong kiến xưa. Tiền có thể thay đổi được công lí, bóp méo sự thật. + Truyện miêu tả thói tham nhũng của nhân vật lí trưởng và hoàn cảnh éo le cười ra nước mắt của hai nạn nhân. + Nhân vật trong câu chuyện gồm: • Lí trưởng • Cải • Ngô 2. Hành động “Cải xòe năm ngón tay” như để nhắc ...

 

1.    Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” phê phán thói tham nhũng của quan lại trong xã hội phong kiến xưa. Tiền có thể thay đổi được công lí, bóp méo sự thật.
+ Truyện miêu tả thói tham nhũng của nhân vật lí trưởng và hoàn cảnh éo le cười ra nước mắt của hai nạn nhân.
+ Nhân vật trong câu chuyện gồm:
•    Lí trưởng
•    Cải
•    Ngô

 

2.    Hành động “Cải xòe năm ngón tay” như để nhắc khéo lí trưởng vì việc đút lót, hối lộ năm đồng. Hành động của nhân vật giống với nhân vật trong kịch câm ( Lấy cử chỉ hành động thay cho lời nói).
+ “Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” Hành động này thể hiện được sự thấu hiểu từ hành động của cải. Đồng thời đó cũng là lời thông báo cho việc thua kiện của Cải, vì Ngô đã đút lót bằng hai Cải, tức là mười đồng “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

 

->   Quan hệ giữa cải và thầy Lí:
+ trước hết là quan hệ giữa người xử kiện và người đi kiện.
+ Quan hệ giữa người đút lót và người được đút lót
_ Hành động của hai nhân vật là đồng nhất vì họ hiểu được hàm ý trong hành động của nhau.

soan bai nhung no phai bang hai may

 

3.    Nghệ thuật gây cười:
Bằng sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo. Trong lời nói của thầy Lí cuối truyện có sự đồng nhất lẽ phải với số tiền nhận hối lộ, khiến cho lẽ phải có thể đo đếm được bằng giá trị.

 

4.    Nhân vật Ngô và Cải là hai người đi kiện, vì xích mích mà hai người đã mang sự việc lên quan. Không biết do vô tình hay cố ý mà cả hai đều có ý định đi đút lót quan để quan phân xử lẽ phải về mình. Họ là những người nông dân đáng thương nhưng cũng có phần đáng trách. Họ là những người làm cho tệ tham nhũng phát triển nhưng cũng đáng thương vì họ là nạn nhân của tệ tham nhũng ấy.
->   Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào tình cảnh bi hài, vừa đáng thương, vừa đáng trách.

 

0