Soạn bài Nghị Luận Văn Học lớp 11
Soạn bài Nghị Luận Văn Học lớp 11. I. Hướng dẫn chung: – Khi phân tích một tác phẩm nào đó ta cần có thao tác lập luận phân tích, và thao tác so sánh để có thể làm bài tốt. – Khi đọc cần có sự khái quát hóa cụ thể. II. Gợi ý một số đề bài. 1. So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều: ...
Soạn bài Nghị Luận Văn Học lớp 11. I. Hướng dẫn chung: – Khi phân tích một tác phẩm nào đó ta cần có thao tác lập luận phân tích, và thao tác so sánh để có thể làm bài tốt. – Khi đọc cần có sự khái quát hóa cụ thể. II. Gợi ý một số đề bài. 1. So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều: – Với vẻ đẹp của hia người thì không ai có thể so sánh bằng nhưng so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều chúng ta thấy được rất nhiều những điểm chung nổi ...
.
I. Hướng dẫn chung:
– Khi phân tích một tác phẩm nào đó ta cần có thao tác lập luận phân tích, và thao tác so sánh để có thể làm bài tốt.
– Khi đọc cần có sự khái quát hóa cụ thể.
II. Gợi ý một số đề bài.
1. So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều:
– Với vẻ đẹp của hia người thì không ai có thể so sánh bằng nhưng so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều chúng ta thấy được rất nhiều những điểm chung nổi bật lên đó là:
+ Thúy Kiều với một vẻ đẹp của thiên nhiên, thiên nhiên cũng phải ghen tỵ với tài sắc đó, tài năng và vẻ đẹp của Kiều thanh cao, tao nhã, nó gợi nhũng hình ảnh tuyệt đẹp và những hình ảnh bình dị, những vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên, khiến cho mấy nước cũng thấy ghen tỵ và hơn ghen.
+ Kiều với vẻ đẹp sắc sảo mà rất mặn mà đó đã thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, với vẻ đẹp trời phú không ai có thể sánh bằng đó đã tạo cho Kiều những nét dịu dàng và đằm thắm.
+ Sắc đẹp của Kiều tuyệt thế giai nhân, một lần nàng ngoảnh lại đã khiến nghiêng nước nghiêng thành, với sắc đẹp tuyệt thế đó không ai có thể sánh bằng được, vừa có sắc vừa có tài Kiều là một người lý tưởng.
So sánh với Thúy Vân thì Kiều lại có vẻ đẹp hơn và tài năng Thúy Vân cũng đẹp nhưng đẹp theo một kiểu hoàn toàn khác và hai người không có những điểm giống nhau, sắc đẹp và tài năng của Kiều không ai có thể sánh bằng được.
Tài sắc của hai người đều tuyệt thế giai nhân mỗi người mang một vẻ khác nhau không ai giống ai, tài năng và sắc đẹp của Kiều thì được đánh giá cao hơn, nhưng số phận tài hoa bạc mệnh của Kiều thật lận đận trôi nổi.
Tài sắc thường đi đôi với bạc mệnh, Thúy Vân cuộc đời không bấp bênh như của Kiều, cuộc đời của Kiều phải gặp bao tai ương, vất vả gian nan, điều khó mà Kiều phải gặp đó là chia xa cha và người yêu của mình.
2. Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ của hai người lại hoàn toàn khác nhau:
Ta thấy ở Tú Xương với một giọng điệu bốp chát, nhưng từ ngữ thâm thúy sâu xa, Tú Xương đã thể hiện nỗi niềm tâm sự của mình qua những câu thơ có phần chua sót và cay độc.
Khác với Tú Xương ta thấy ở Nguyễn Khuyến giọng điệu nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn mang một ý nghĩa tố cáo sâu sắc.
Cả hai đều là nhà thơ mang những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng phong cách snags tác của hia người lại hoàn toàn khác nhau, họ sống trong những hoàn cảnh xã hội khó khăn, những tâm sự về thời thế có giống nhau, nhưng nỗi niềm và cách thể hiện của họ lại khác nhau.
Với giọng điệu nhẹ nhàng Nguyễn Khuyến đã thu hút được độc giả thông qua những từ ngữ rất nhẹ nhàng nhưng mang một ý nghĩa sâu cây, còn giọng của Tú Xương bốp chát, chua cay.
Cả hai người đều viết về hiện thực phê phán sâu sắc nhưng hai người có những cách thể hiện của riêng mình không ai giống ai, tuy những nỗi niềm tâm sự là giống nhau.
3. Vẻ đẹp của người nông dân trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.
– Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một bài viết về vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, ở bài này ông đã vẽ lên người nông dân kiên cường bất khuất, một người nông dân anh hùng áo vải, đứng lên trước bao nhiêu khó khăn và sự khó khăn.
– Người nông dân Việt Nam hiện lên hiên ngang, hùng vĩ một người nông dân áo vải nhưng mang mang những phẩm chất cao quý những phẩm chất đó đã gợi ra cho chúng ta rất nhiều những suy nghĩ về con người Việt Nam.
– Những người nông dân đã biết đứng lên đấu tranh trước những áp bức bóc lột của kẻ thù, đây là hình tượng và những phẩm chất đẹp của những người chiến sĩ, mỗi chúng ta đều thấy xuất hiện những vẻ đẹp đó trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc.
– Nguyễn Đình Chiểu đã viết lên vẻ đẹp hình tượng của người nông dân thật cao quý và đẹp, đây là những hình tượng đẹp và nó đại diện cho những con người áo vải nhưng cũng biết đứng lên và quật cường trước những kẻ thù xâm lược tàn ác.
4. Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, những tác phẩm của ông đều có giá trị rất sâu sắc như trong bài văn tê nghĩa sĩ cần giuộc ông đã vẻ lên những hình tượng người nông dân áo vải nhưng lại có vẻ đẹp phong phú, ông là người có tài năng.
Cuộc đời của ông trải qua bao thăng trầm khi ông bị mù cả hai mắt nhưng điều đó không làm cho ông mất đi ý chí ông vẫn về quê và dạy học, sự kiên trì và cố gắng của ống đã tạo nên cho ông một con người kiên cường bất khuất.
Nhà thơ khi về quê dạy học vẫn có những đóng góp vô cùng lớn lao ông đã viết lên hiện thực của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, những hành động cao quý của ông đã tạo nên một con người bất khuất hiên ngang.
Sự nghiệp sáng tác của ông đã để lại cho Việt Nam những sáng tác truyền kì và có sức ảnh hưởng rất lớn lao.
Khi đi sâu vào tìm hiểu chúng ta thấy được một con người cao quý và có tấm lòng vì dân vì nước, bệnh tật đã cướp đi đôi mắt của ông nhưng ông vẫn sáng soi trong nền văn học nước nhà.