02/06/2017, 13:22

Soạn bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến văn lớp 11

Soạn bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến văn lớp 11 I. Tác phẩm Tiến sĩ giấy là bài thơ thuộc chùm thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến sinh ra trong gia đình nhà Nho, có truyền thống đỗ đạt cao, chịu ảnh hưởng nhiều về tư tưởng cũng như phẩm chất của cha ông để lại. Tuy vậy ông sinh ra ...

Soạn bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến văn lớp 11 I. Tác phẩm Tiến sĩ giấy là bài thơ thuộc chùm thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến sinh ra trong gia đình nhà Nho, có truyền thống đỗ đạt cao, chịu ảnh hưởng nhiều về tư tưởng cũng như phẩm chất của cha ông để lại. Tuy vậy ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nước – xã hội có nhiều biến động, khiến ông cảm thấy bi quan, bất lực trước thời cuộc. Ông đã chọn cách thể hiện nỗi lòng mình qua thơ ca để nói lên tình ...


I. Tác phẩm

Tiến sĩ giấy là bài thơ thuộc chùm thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến sinh ra trong gia đình nhà Nho, có truyền thống đỗ đạt cao, chịu ảnh hưởng nhiều về tư tưởng cũng như phẩm chất của cha ông để lại. Tuy vậy ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nước – xã hội có nhiều biến động, khiến ông cảm thấy bi quan, bất lực trước thời cuộc. Ông đã chọn cách thể hiện nỗi lòng mình qua thơ ca để nói lên tình trạng xã hội ông thấy bất mãn lúc bấy giờ. Tiến sĩ giấy là một minh chứng, Nguyễn Khuyến mượn hình ảnh một món đồ chơi nhưng qua đó ẩn ý của ông muốn phê phán những kẻ mang danh tiến sĩ mà bất tài, vô dụng. Đồng thời đó cũng là lời tự trào của ông về chính bản thân mình, một nhà Nho bất lực trước cuộc đời.

II. Tìm hiểu nội dung.

1. Đối tượng mà Nguyễn Khuyến miêu tả ở đây là hình ảnh ông tiến sĩ giấy – một món đồ chơi của trẻ con ngày xưa. Hình ảnh tiến sĩ giấy cũng gắn liền với một ước nguyện của nhân dân xưa rằng con cháu mình sẽ đỗ đạt thành danh. Nhưng tác giả ở đây đã mượn hình ảnh này để nói lên một tình trạng hiện thực xã hội lúc bấy giờ nhằm châm biếm phê phán. Những kẻ tiến sĩ không phải bằng giấy nữa mà bằng da bằng thịt ấy thế mà mang cái danh tiến sĩ mà thực chất toàn kẻ vô dụng, hám danh, hám lợi. Có thể chia ra làm hai hạng. Hạng 1 đó là những tiến sĩ thật bằng tài năng của mình mà đạt được chức danh như vậy, đó là những người thực sự có tài có trí họ có thể giúp dân giúp nước. Ngược lại, hạng thứ 2 đó chính là những kẻ tiến sĩ dởm chỉ mang danh dưới bóng ô dù to mà trong thì trống rỗng, chỉ là những kẻ mua chức mua quyền, hám lợi, dùng đồng tiền của dân để làm giàu. Đó chính là những kẻ hại nước, hại dân. Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến ta thấy được cả hai hình ảnh tiến sĩ ấy trong đó.

2. Bốn câu thơ đầu Nguyễn Khuyến phác họa hình ảnh ông tiến sĩ giấy có vẻ không rõ rang, một cách lẫn lộn. Bước đầu khi nhà thơ tả, nhà thơ đã cố tình sử dụng điệp từ “cũng” có hàm chứa việc không rõ rang, minh bạch, nửa vời nhưng nó cũng tạo bất ngờ cho câu thơ sau. Mỗi một ông tiến sĩ thì đều có cơ, biển, cân đai và được gọi là ông nghè. Và sự xuất hiện hình ảnh: mảnh giấy/ thân giáp bảng và nét son/ mặt vân khôi. Theo tục ngày xưa khi ai đó đỗ đạt khi đó cả làng mang tiếng thơm, được nhờ. Các từ như mảnh giấy, thân giáp bảng ý chỉ ở đây là những bài thi của tiến sĩ, sau một chặng đường dùi mài kinh sử rồi mới được đến ngày thi. Ấy thế hình ảnh mảnh giấy cũng được nhắc tới nhằm phê phán những kẻ mua bằng, mua danh – những kẻ không có học thức mà cũng được cầm trên tay những mảnh giấy ấy, thật đáng xấu hổ. Tính chất trào phúng được thể hiện bằng việc sử dụng những hình ảnh đối lập ( mảnh giấy, nét son) với những thức rất đáng trân trọng (thân giáp bảng, mặt vân khôi).

3. Bảy câu thơ trước tác giả đều tập trung miêu tả hình thức của một ông tiến sĩ giấy nhưng đến câu kết thật bất ngờ, mang đậm tính chất trào phúng và giá trị phê phán. Qua đó thể hiện hia cách nhìn thứ nhất nhà thơ muôn phê phán, tỏ thái độ khinh bỉ đối với những kẻ đội lốt danh tiến sĩ ấy, châm biếm kịch liệt nhưng mặt khác cũng là tự trào chính mình, trách mình có tài mà bất lực. Chính Nguyễn Khuyến một nhà yêu nước, một vị quan thanh liêm, luôn một lòng một dạ cống hiến cho đất nước mà xấu hổ thay khi thời thế như này mà minh không làm gì được.

4. Nguyễn Khuyến tự coi mình là một tiến sĩ giấy. Bời ông là người có trí lớn, đã có hoài bão ôm mộng khoa danh để phò vua giúp nước, ông không ngừng đèn sách bao nhiêu năm trời để xây mộng đó. Mà ấy thế không được bấy lâu, ông lên làm quan, thời thế đảo điên dồn ông vào bước đường cụt. Để giữ trọn khí tiết ông đã phải cáo quan về ẩn dật, sống một cuộc sống yên bình không vướng mắc những việc quan triều. Nhưng đâu ai hiểu nỗi  lòng ông đau khổ và day dứt đến chừng nào với tình yêu và khát khao nồng cháy muốn cống hiến cho nước mà lại bất lực như bây giờ. Ông tự cười mình và trách mình, tự oán hận mình, coi mình là kẻ tiến sĩ giấy dởm kia.

5. Bài thơ đã mang đến cho người đọc những bài học giá trị, những tư tưởng suy nghĩ về cái danh và cái thực. Để lại bài học đắt giá về giá trị thực của người có học, càn học để cống hiến cho đời cho đất nước, cống hiến những gì có ích chứ không phải kẻ vì đồng tiền làm mê muội mà chỉ cầu hư danh. Sống để trở thành người có ích chứ đừng làm kẻ vô dụng.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai tien si giay cua nguyen khuyen lop 11

soạn bài tiến sĩ giấy của nguyễn khuyến lớp 11

0