SOẠN BÀI HAI CÂY PHONG ( Trích Người thầy đầu tiên của Aitmatov)
SOAN BAI HAI CAY PHONG – SOẠN BÀI HAI CÂY PHONG ( Trích Người thầy đầu tiên của Aitmatov (ai-ma-top)) 1.Căn cứ vào đại từ nhân xưng( tôi, chúng tôi ) đan xen vào nhau thực ra cùng một người kể chuyện Xưng ‘tôi ‘ được kể theo ngôi thứ nhất số ít và ‘chúng tôi ‘ở ngôi ...
SOAN BAI HAI CAY PHONG – SOẠN BÀI HAI CÂY PHONG ( Trích Người thầy đầu tiên của Aitmatov (ai-ma-top)) 1.Căn cứ vào đại từ nhân xưng( tôi, chúng tôi ) đan xen vào nhau thực ra cùng một người kể chuyện Xưng ‘tôi ‘ được kể theo ngôi thứ nhất số ít và ‘chúng tôi ‘ở ngôi thư nhất số nhiều. Nhân vật xưng tôi là người con của làng Ku-ku-rêu kể về hai cây phong gắn liền với chính mình từ thuở bé đến khi trưởng thành. Nhân vật xưng chúng tôi, ...
– SOẠN BÀI HAI CÂY PHONG ( Trích Người thầy đầu tiên của Aitmatov (ai-ma-top))
1.Căn cứ vào đại từ nhân xưng( tôi, chúng tôi ) đan xen vào nhau thực ra cùng một người kể chuyện
Xưng ‘tôi ‘ được kể theo ngôi thứ nhất số ít và ‘chúng tôi ‘ở ngôi thư nhất số nhiều.
Nhân vật xưng tôi là người con của làng Ku-ku-rêu kể về hai cây phong gắn liền với chính mình từ thuở bé đến khi trưởng thành.
Nhân vật xưng chúng tôi, trong đó có chính tác giả là nhân vật tôi và những người học sinh với những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ bên cây phong.
Mạch kể chuyện của nhân vật tôi quan trọng hơn vì đó là người dẫn dắt câu chuyện, được cảm nhận và viết ra bởi ngôn từ của chính tác giả.
Mạch kể chuyện xưng chúng tôi, cái thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ con và làm cho chúng ngất ngây đó là thế giới đẹp đẽ bao la ánh sáng và không gian bao la khi trèo lên cành cây phong ngang tầm cánh chim bay. Nó hiện lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với âm thanh, ánh sáng , màu sắc….
2. Người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng bút đậm chất hội họa :
‘Hai cây phong khổng lồ với các mắt mấu, các cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, với bóng râm mát rượi, với động tác nghiêng ngã….
Có dòng sông lấp lánh, thảo nguyên hoang du,.. và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là chuồng ngựa bé tí teo.
Có màu sắc : chân trời xa thẳm biêng biếc, dòng sông lấp lánh… sợi chỉ bạc…
Hòa vào đó là tiếng lá cây , tiếng gió rì rầm quyến rủ nhau.
Đây là một bức tranh thiên nhiên hài hòa sống động vừa có âm thanh, ánh sáng, màu săc… được vẽ nên bằng ngòi bút tài tình của tác giả thông qua nghệ thuật kể chuyện tự sự kết hợp miêu tả.
3. Nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị rí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện thông qua mạch kể xưng tôi :
– Hai cây phong gắn với quê hương, làng xóm của tác giả
– Cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi học trò tươi đẹp của tác giả
-Thầy Đuy- sen đã đem cây phong về trồng ở ngọn đồi này cùng với cô bé An- Tư-nai. Cây phong đó là sự gởi gắm những ước mơ, hi vọng của thầy dành cho các em học sinh nghèo khổ.
Hai cây phong như là biểu tượng của làng, đó là những tâm tư, nguyện vọng và khao khát. Ở đấy tác giả còn thể hiện tình cảm yêu mến quê hương da diết của mình.