Soạn bài Luyện tập trình bày một vấn đề
Soạn bài Luyện tập trình bày một vấn đề 1. Các vấn đề có thể chọn để trình bày (1) Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp? (2) Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ? (3) Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông? _ Cần chú ý đối ...
Soạn bài Luyện tập trình bày một vấn đề 1. Các vấn đề có thể chọn để trình bày (1) Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp? (2) Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ? (3) Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông? _ Cần chú ý đối tượng lắng nghe là những bạn học trong lớp. _ Trình bày ngắn gọn, súc tích, giải thích được những vấn đề đặt ra ở đề bài. _ Sử dụng các phương thức lập luận cũng như cách thức ...
1. Các vấn đề có thể chọn để trình bày
(1) Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp?
(2) Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ?
(3) Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông?
_ Cần chú ý đối tượng lắng nghe là những bạn học trong lớp.
_ Trình bày ngắn gọn, súc tích, giải thích được những vấn đề đặt ra ở đề bài.
_ Sử dụng các phương thức lập luận cũng như cách thức trình bày cho phù hợp.
* Hướng dẫn cụ thể.
(1) Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp?
+ Mở bài: Giới thiệu về vai trò của trang phục đối với người đọc, gợi mở về vấn đề trang phục của học sinh và thanh niên ngày nay.
+ Thân bài: Trình bày, giải thích cụ thể chi tiết yêu cầu của đề bài
• Trình bày khái niệm trang phục: Trang phục là những vật dụng như quần áo, giày dép, mũ nón ở bên ngoài con người.
• Vai trò của trang phục: Giữ ấm, làm đẹp, lịch sự, tránh mưa, tránh nắng…
• Cách lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên hiện nay thường theo xu thế của xã hội, theo sở thích của bản thân.
• Yêu cầu lựa chọn trang phục: lịch sự, sạch sẽ, kín đáo phù hợp với lứa tuổi của bản thân
+ Kết bài: Tổng kết lại vấn đề vừa trình bày.
(2) Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ?
+ Mở bài: Dẫn dắt người đọc vào chủ đề tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn nữ ( Có thể dẫn dắt bằng cách đưa quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến xưa để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng bạn nữ).
+ Thân bài:
• Con người sinh ra đã có quyền tự do và bình đẳng, không phân biệt gái trai
• Tư tưởng phân biệt đối xử với nữ giới là một tư tưởng tiêu cực trong xã hội phong kiến -> gây ra bao khổ đau, bất công cho những người phụ nữ.
• Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội.
• Là một phần quan trọng trong cuộc sống.
• Cần đối xử bình đẳng đối với nữ giới
+ Kết bài: Tổng kết lại vấn đề bằng cách đề cao việc đối xử bình đẳng với nữ giới và kêu gọi mọi người cùng nêu cao ý thức này.
(3) Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông?
+ Mở bài: Nêu vấn đề
+ Thân bài:
• Giải thích pháp luật: là những nội quy, quy định của nhà nước về một lĩnh vực nào đó của đời sống, buộc người dân phải chấp hành.
• Luật giao thông là những quy tắc trong lưu hành giao thông trên đường.
• Lí do phải chấp hành luật lệ giao thông:
+ Đó là những luật lệ nhà nước đề ra và bắt buộc mọi công dân thực hiện
+ Chấp hành luật lệ giao thông cũng là đảm bảo cho sự an toàn của chính mình khi tham gia giao thông.
+ Tránh tình trạng vi phạm, ách tắc, gây tai nạn đáng tiếc
• Hậu quả của việc không chấp hành luật lệ
+ Bị xử phạt hành chính
+ Gây tai nạn cho người khác
+ Thiệt hại cho chính bản thân và gia đình của mình.
+ Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ giao thông.
3. Hướng dẫn trình bày trước lớp
_ Chuẩn bị chu đáo bài viết mình chuẩn bị thuyết trình
_ Trình bày theo bài viết đã chuẩn bị
_ Tự tin, làm chủ được tình huống
_ Trình bày dõng dạc, giọng to, rõ ràng
_ Biết cách đưa ra những lập luận, lí lẽ để làm tăng tính thuyế phục cho bài trình bày của mình.
_ Trong quá trình trình bày trước lớp cần có sự tương tác với các bạn, có thể tương tác bằng mắt và tương tác bằng những câu hỏi.
_ Sau khi trình bày xong đặt ra những vấn đề để mọi người cùng nhau thảo luận, trao đổi.