Soạn bài Các thao tác nghị luận lớp 10
Soạn bài Các thao tác nghị luận lớp 10 I. Khái niệm 1. Nêu một số ví dụ để chứng tỏ rằng trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác. Từ những ví dụ ấy hãy cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào: _ Chỉ một việc làm nào đó _ Chỉ việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm ...
Soạn bài Các thao tác nghị luận lớp 10 I. Khái niệm 1. Nêu một số ví dụ để chứng tỏ rằng trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác. Từ những ví dụ ấy hãy cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào: _ Chỉ một việc làm nào đó _ Chỉ việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm việc _ Chỉ việc thực hiện động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định Gợi ý: _ Trong thực tiễn cuộc sống, con người vẫn sử dụng khái niệm thao tác trong các hoạt động ...
I. Khái niệm
1. Nêu một số ví dụ để chứng tỏ rằng trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác. Từ những ví dụ ấy hãy cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào:
_ Chỉ một việc làm nào đó
_ Chỉ việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm việc
_ Chỉ việc thực hiện động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định
Gợi ý:
_ Trong thực tiễn cuộc sống, con người vẫn sử dụng khái niệm thao tác trong các hoạt động sản xuất, vận hành như: trong vận hành máy móc, xây dựng….
_ Thao tác được dùng với ý nghĩa là chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
2. Khái niệm Thao tác nghị luận
Thao tác nghị luận là một trong những loại thao tác mà con người vẫn thường tiến hành trong đời sống
II. Một số thao tác nghị luận cụ thể.
1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp
a. Một số thao tác nghị luận cơ bản đã học là thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Trong đó:
+ Thao tác tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
+ Phân tích là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.
+ Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
+ Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về sự vật, hiện tượng riêng.
b. Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến cho thơ văn xưa dã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch? Sử dụng thao tác đó có tác dụng gì?
c. Cũng trong Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận: vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?
Kết luận này có được là nhờ tác giả tổng hợp hay quy nạp? Thao tác ấy có giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn?
d. Những nhận định sau đây đúng hay không đúng. Vì sao?
_ Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết
_ Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắc và xác thực.
_ Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
Gợi ý:
Trong nhận định : “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”, tác giả Hoàng Đức Lương đã sử dụng thao tác phân tích để trình bày ra các lí do khiến cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
_ Tác dụng của thao tác phân tích trong trường hợp này là giúp cho tác giả có thể trình bày ra những nguyên nhân khiến thơ văn thất truyền ở đời, làm sáng tỏ nội dung chủ đề của nhận định.
c. Hoàng Đức Lương đã sử dụng thao tác tổng hợp để rút ra lời nhận định.
_ Việc sử dụng thao tác lập luận tổng hợp giúp cho tác giả có thể thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung nhất, làm cho kết luận có sức tổng hợp được nội dung cơ bản nhất của chủ đề.
d.
_ Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết Đúng
_ Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắc và xác thực Chưa chính xác
_ Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích Đúng.
2. Thao tác so sánh
a.
_ Tác giả đã dùng thao tác so sánh. So sánh giữa tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong lịch sử và tinh thần yêu nước trong thực tại.
_ Câu văn nhấn mạnh đến sự giống nhau.
b. Thao tác so sánh gồm 2 loại chính:
+ So sánh để nhận ra những điểm giống nhau
+ So sánh để nhận ra những điểm khác nhau
c. Để so sánh đúng cách cần chú ý đến những điều cơ bản như:
+ Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt nào đó.
+Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề
+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích giúp chp việc nhận thức sự vật được sáng tỏ và sâu sắc hơn.