02/06/2017, 13:21

Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến

Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến ngữ văn lớp 11 I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Khuyến bậc thi nhân có tài trí, cốt cách thanh cao, tâm tư tình cảm của ông luôn hướng về quê hương đất nước. – Ông được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt ...

Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến ngữ văn lớp 11 I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Khuyến bậc thi nhân có tài trí, cốt cách thanh cao, tâm tư tình cảm của ông luôn hướng về quê hương đất nước. – Ông được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” 2. Sự nghiệp sáng tác. – Nguyễn Khuyến sáng tác rất nhiều cả về thơ, văn, câu đối nhưng đặc biệt thành công về thơ chữ Hán và chữ Nôm. Những sáng tác thành ...

ngữ văn lớp 11
I. Tác giả – tác phẩm
1. Tác giả

– Nguyễn Khuyến bậc thi nhân có tài trí, cốt cách thanh cao, tâm tư tình cảm của ông luôn hướng về quê hương đất nước.
– Ông được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”


2. Sự nghiệp sáng tác.

– Nguyễn Khuyến sáng tác rất nhiều cả về thơ, văn, câu đối nhưng đặc biệt thành công về thơ chữ Hán và chữ Nôm. Những sáng tác thành công của ông phần lớn là trong khoảng thời gian khi ông đã cáo quan về ở ẩn.

3. Vị trí, đề tài, hoàn cảnh sáng tác.

– Vị trí: Bài “Câu cá mùa thu” ( Thu điếu) là một trong ba bài của chùm thơ thu.
– Đề tài: Về mùa thu một đề tài quen thuộc đối với thi nhân Nguyễn Khuyến.
– Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông lui về ở ẩn.

II. Nội dung tác phẩm.
1. Cảnh thu.

– Điểm nhìn từ trên thuyền câu rồi nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời nhìn tới ngõ vắng rồi lại đưa ánh mắt quay trở lại với mặt nước ao thu.
– Cảnh thu được tác giả đón nhận từ gần đến cao xa rồi lại đến gần. Cảnh thu rất sinh động tưởng như đối lập nhưng rất hài hòa cân đối.
– Cảnh thu nơi đây được Nguyễn Khuyến đặc tả rất thân thuộc và mang sắc thái của một mùa thu thanh, dịu, nhẹ, thoang thoảng đâu đây cái mát của riêng mùa thu.
      + Màu sắc: trong veo, xanh biếc, xanh ngắt
      + Đường nét, chuyển động: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.
– Hình ảnh thơ thu bình dị, sao xuyến, nhẹ nhàng như những sợi tơ hồng bay phớt qua nền trời xanh. Nói lên được đặc trưng của mùa thi Bắc Bộ đồng thời cũng hiện lên được cuộc sống của những con người nơi vùng quê thanh bình đó.
=> “ Cái thú vị của Thu điếu ở các điệu xan, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo…” ( Xuân Diệu).
– Không gian thu tĩnh lặng dường như phảng phất nỗi buồn:
      + Vắng teo
      + Trong veo
      + Khẽ đưa vèo
      + Hơi gợn tí
      + Mây lơ lửng
– Các hình ảnh ấy được Nguyễn Khuyến tả như trong tình trạng đứng yên, thật tĩnh lặng, thời gian như ngừng trôi để đưa chút thu đâu đó có nỗi buồn của chính tác giả gửi gắm trong từng câu chữ.
– Trong cả bài thơ dường như các sự vật đều ngưng đọng thì đến câu thơ cuối đặc biệt hơn cả tạo được tiếng động: “ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” . Bằng biện pháp lấy động tả tĩnh qua câu thơ cuối cùng tưởng rằng câu thơ ấy phá tan được sự tĩnh lặng trong toàn cảnh bài thơ, nhưng ngược lại nó lại lôi cả một vùng tĩnh lặng ấy càng thêm sâu xuống.

2. Tình thu.

– Mượn cớ câu cá nhưng thực chất không phải đi câu cá mà để cảm nhận cảnh thu, trời thu và cõi lòng.
+ Tâm thế nhàn: tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: lâu chẳng được
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: cá đâu đớp động…
– Không gian thu, cảnh thu, trời thu đều tĩnh lặng giống như sự tĩnh lặng trong lòng tác giả nỗi u buồn, nỗi buồn không nguôi với quê hương đất nước.
– Nguyễn Khuyến có trái tim nồng cháy, trái tim dâng trọn cho nước cho dân, tấm lòng yêu nước thầm kín.

3. Đặc sắc nghệ thuật.

– Lấy động tả tĩnh – nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
– Cách gieo vần “eo” đặc biệt tạo nên sự vắng lặng, không gian như bị thu hẹp dần, khép kín phù hợp với tâm trạng.
– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

Từ khóa tìm kiếm

soan bai thu dieu cua nguyen khuyen

soạn bài thu điếu của nguyễn khuyến

soan bai cau ca mua thu cua nguyen khuyen

soạn bài câu cá mùa thu của nguyễn khuyến

0