02/06/2017, 13:21

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến lớp 11

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến lớp 11 I. Tìm hiểu chung – Dương Khuê là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho, gia đình có truyền thống hiếu học do đó ông cũng ảnh hưởng từ gia đình. Ông là người có tài chí, là người văn hay chữ tốt, ông ...

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến lớp 11 I. Tìm hiểu chung – Dương Khuê là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho, gia đình có truyền thống hiếu học do đó ông cũng ảnh hưởng từ gia đình. Ông là người có tài chí, là người văn hay chữ tốt, ông cũng tham gia nhiều khoa thi. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên); nhưng vào kinh thi Hội, thì bị hỏng khoa đầu. Năm Mậu Thìn (1868), thời ...


I. Tìm hiểu chung

– Dương Khuê là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho, gia đình có truyền thống hiếu học do đó ông cũng ảnh hưởng từ gia đình. Ông là người có tài chí, là người văn hay chữ tốt, ông cũng tham gia nhiều khoa thi. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên); nhưng vào kinh thi Hội, thì bị hỏng khoa đầu. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ. Dương Khuê và Nguyễn Khuyến là đôi bạn rất thân, đều là hai vị quan có tài nhưng họ lại chọn con đường khác nhau, Nguyễn Khuyến lui về ở ẩn còn Dương Khuê vẫn tiếp tục làm quan.

– Bài thơ “ Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến viết khi nhận được tin bạn mất, rất buồn và xót thương cho bạn ông đã thể hiện tình cảm đó bằng những vần thơ mang đượm tâm trạng đó. Bài thơ mới đầu có tên “ Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên “ Khóc bạn” rồi sau này quen gọi là “ Khóc Dương Khuê”.

II. Tìm hiểu nội dung
1. Bố cục

Bài thơ được chia làm ba đoạn:
– Hai câu đầu: nỗi xót xa, đau đớn khi nghe được tin bạn mất
-Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm xưa giữa hai người và thâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
– Phần còn lại:  nỗi buồn khi thiếu người tri kỉ.

2. Hai câu thơ đầu

– Hai câu thơ mở đầu: diễn tả một cách tinh tế khi Nguyễn Khuyến nhận được tin bạn mất. Bằng cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Nỗi đau to lớn ấy không thể kể hết khi nhà thơ cũng tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng của mình qua từ “thôi”. Nỗi đau mất bạn được diễn qua hình ảnh “ Nước mây man mác…” Một người bạn tri âm tri kỉ với mình bây giờ không còn nữa, không biết ai để tâm sự, không biết ai để giãy bày. Những từ ngữ như “ man mác”, “ ngậm ngùi” chỉ tâm trạng của nhà thơ, rất da diết trước nỗi đau ấy.

3. Phần giữa: Những kỉ niệm và tâm trạng thời cuộc

–  Phần này được tác giả gợi nhớ về những kỉ niệm của hai người bạn tri kỉ. Cùng chung ý tưởng, chung cuộc sống đó ấy là “duyên trời” định. Những kỉ niệm gắn bó với tình bạn sâu sắc của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê đó là khi cùng “ chơi nơi dặm khách”, “ rượu ngon cùng nhấp”, và cùng “ bàn soạn câu văn”. Tất cả chỉ còn là những kỉ niệm xưa, bây giờ cảnh vật vẫn vậy mà người đã đi xa mất rồi. Nhà thơ vì thế rất xúc động, nghẹn ngào khi được tin bạn mất, cảm xúc kí ức lại ùa về, được thể hiện trân thực qua các câu:

“ Bác già rồi tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là”

Tác giả sử dụng lên tiếp ba từ thôi rất tài tình nói lên được tâm trạng xót xa, hụt hẫng của mình. Đó cũng là tiếng khóc bạn cũng là nỗi thương mình. Đôi bạn già gắn bó với nhau rất thân thiết, cũng chung trí hướng nhưng buồn thay hai con người này cũng là nạn nhân của thời thế, tuy có tài nhưng bất lực trước thời cuộc. Nỗi thương thay cho số phận của mình, suy nghĩ về cuộc đời và về con người.

– Đạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn là những tâm trạng, nỗi đau mất bạn, kể về lần gặp cuối cùng giữa hai người.

“ Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”

Tin bạn mất là một cú sốc đói với nhà thơ, vậy nên nhà thơ liên tiếp nhắc lại. Để nói về sự ra đi mãi mãi của Dương Khuê, tác giả dùng ví sự ra đi ấy với con đường ra về sao phải “ vội” bỏ lại tất cả để quay bước ra đi. Đó cũng là cách dùng nói giảm nói tránh nhưng lại biểu thị một sắc thái khác của Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến không chỉ nói về nỗi đau người ra đi mà còn nỗi u hoài của người tri âm ở lại.

“Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên”

4. Đoạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tính chất bất ngờ của tin bạn mất lại được nhắc lại :

Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời

Sự ra đi của người bạn già lại được dùng bằng một cách nói khác đoạn trên “vội về ngay”. Về là về với tiên tổ. Cũng là một cách nói giảm nhưng mang sắc thái biểu cảm khác.

Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:

Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.

Hai nhà Nho đều đau chung nỗi đau thế sự. Cách thể hiện kín đáo và thâm trầm của những nhà Nho ngày xưa. Một xã hội khi những văn hóa truyền thống tốt đẹp xưa nay đang dần bị phá hủy những tư tưởng đẹp dần không còn tồn tại. Còn nhưng nhà Nho chân chính có nhân cách và biết tự trọng luôn cảm thấy “chán đời”.

5. Đoạn cuối: nỗi buồn khi thiếu.

Ở đoạn thơ cuối này tác giả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc bằng một loạt các điển cố, điển tích. Nỗi đau như nuốt nước mắt vào trong, ngậm ngùi chịu đựng chứ không bộc phát ra ngoài. Nỗi đau thấm thía luôn in trong trái tim của người bạn già Nguyễn Khuyến.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai khoc duong khue cua nguyen nguyen lop 11

soạn bài khóc dương khuê của nguyễn khuyến lớp 11

0